Có nhiều truyền thuyết liên quan đến nguồn gốc của lễ hội Chùa Tiên, song phổ biển nhất là truyền thuyết Giếng Tiên. Chuyện kể rằng: "Ngày xưa, vào năm trời hạn hán đến nỗi sông Kỳ Cùng cũng cạn nước, đất đai nứt nẻ, cỏ cây héo khô, ruộng đồng xơ xác, dân làng Phia Luông không có nước dùng. Bữa nọ, một bầy trẻ chăn trâu trong làng gặp một cụ già ăn mặc xềnh xoàng, dáng thiểu não đến gặp chúng xin ăn, lũ trẻ vui vẻ chia phần cơm của chúng cho ông cụ và thành thực nói rằng: chúng cháu chỉ có cơm cho cụ ăn nhưng chẳng biết lấy gì mời cụ uống vì lâu nay làng đã không có nước. Cảm kích trước tấm lòng hiếu thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên. Từ đó, dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Sau này, người dân địa phương cho rằng: cụ già đó chính là ông Tiên đã ra tay cứu giúp làng qua cơn hoạn nạn, nên gọi nguồn nước đó là Giếng Tiên. Say này, người dân địa phương đã lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi Đèo Giang - Văn Vỉ.
Phần lễ, bao gồm: các lễ hội thờ Phật, với nghi thức khai hội và phần nghi lễ tế. Ở lễ hội Chùa Tiên, do việc thờ cúng trong di tích này gồm Phật và Thánh Mẫu cho nên các lễ vật dâng cúng trong lễ hội được quy định khá chặt chẽ. Sự quy định về lễ vật còn khác nhau giữa các ban, các cung thờ nhằm phù hợp với từng nội dung thờ tự tại Di tích. Điều đặc biệt hơn nữa ở Lễ hội Chùa Tiên là đồ lễ đặt trên các ban thờ người dân ở đây không dâng lợn quay một lễ vật rất hay được dâng cúng tại các lễ hội khác trong vùng.
Đến với lễ hội chùa Tiên mọi người sẽ được xem tế lễ, cùng nhau cúng lễ cầu mong những điều tốt lành trong dịp đầu xuân năm mới và tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc.
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn