Thành cổ hay còn gọi là Đoàn Thành nằm trên địa bàn phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, thuộc loại hình di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Di tích này có những nét kiến trúc độc đáo riêng mà ít nơi khác có được và đến nay vẫn giữ được khá nguyên trạng và được bảo quản tương đối tốt.
Bắc Sơn - quê hương cách mạng, nơi có nhiều địa danh nổi tiếng gắn liền với sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp, như: Di tích Bó Tát, Lân Táy – Mỏ Pia, Đồn Mỏ Nhài, Lân Áng, Đèo Tam Canh… những di tích này đã gắn liền với những trang sử hào hùng chói lọi của dân tộc ta trong quá trình hoạt động cách mạng của những người chiến sĩ cách mạng kiên trung, yêu nước, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân thoát khỏi ách lầm than dưới sự thống trị áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, họ đã trở thành những chiến sĩ cách mạng bất tử và được sử sách lưu danh truyền thế như: Đồng chí Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri, Đường Văn Thông, Hoàng Đình Ruệ, Hoàng Văn Hán…, bằng ý trí sắt son của người chiến sĩ cộng sản, họ đã góp phần công sức lớn lao trong công cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Sơn đi đến thắng lợi, góp phần tạo tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8/1945 thành công.
Di tích đền Kỳ Cùng nằm trên địa bàn phường Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn. Đền tọa lạc trên khu đất có địa thế đẹp, thoáng đãng, mặt trước đền nhìn về hướng Nam, phía trước là dòng sông Kỳ Cùng chảy quanh co uốn lượn. Đền Kỳ Cùng nằm liền phía trên Bến đá Kỳ Cùng, là nơi được danh nhân Ngô Thì Sĩ, Đốc trấn Lạng Sơn thế kỷ thứ XVIII vinh danh là một trong tám cảnh đẹp nổi tiếng của Xứ Lạng. Đây cũng là nơi dừng chân, sửa soạn, làm lễ cáo yết tại đền của các đoàn Sứ bộ hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong hành trình bang giao từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX.
Di tích Đền Vua Lê thuộc địa phận thôn Hoàng Tân, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc nghệ thuật - tín ngưỡng, được nhân dân địa phương xây dựng vào thế kỷ XV (năm 1428) để thờ vọng vua Lê Thái Tổ.
Cách cầu Kỳ Cùng khoảng hơn 1km, trên trục đường Hùng Vương đi Mai Pha, có một quả núi đá hình con voi nhô lên, đó là núi đại tượng, nơi đây có động chùa Tiên, là một trong tám cảnh đẹp mà Danh nhân Ngô Thì Sĩ (Thế kỷ XVIII) đã ghi nhận.
Chùa Thành trước kia nằm ở cạnh Đoàn thành Lạng Sơn thuộc xã Mai Pha – Châu Ôn, do nhân dân trong vùng lập nên vào khoảng thế kỷ XV (thời Lê Sơ) lúc đó tên gọi là chùa Hương Lâm. Vào năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa được chuyển về địa điểm tại bây giờ và lấy tên là Diên Khánh Tự, năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đổi tên là chùa Tuần Khánh, sau lấy lại tên là chùa Diên Khánh (Diên Khánh Tự) có nghĩa là tích điều thiện để có nhiều phúc truyền cho đời sau. Chùa nằm tại địa chỉ số 3, đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, thuộc loại hình Kiến trúc Nghệ thuật.
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 7
Tất cả 2857377