-
Đạn đá
Đạn đá dùng cho vũ khí chiến đấu thời Lê ( thế kỷ 17 – 18), được phát hiện tại huyện Chi Lăng. Đạn đá được chế tác bằng loại đá hạt thô vùng núi đá vôi, có các kích cỡ khác nhau, bao gồm: cỡ to, cỡ vừa và cỡ nhỏ.
Đạn đá ( cỡ to) có dạng hình tròn nhưng lại được mài tạo nên 3 mặt phẳng : 1 mặt dày, 2 mặt phẳng ở 2 bên song song với nhau, vỏ ngoài xù xì, thô ráp, bị canxi hóa
Đạn đá ( cỡ vừa và cỡ nhỏ), có hình tròn không đồng đều, đôi chỗ méo do chế tác bằng phương pháp thủ công; vỏ ngoài có màu trắng xám, xù xì, thô ráp. Tuy nhiên có 2 viên đạn đá cỡ nhỏ được mài nhẵn. Kích thước của mỗi loại đạn đá ( cỡ vừa và cỡ nhỏ) tuy không đồng đều nhưng khá thống nhất về kích cỡ.
-
Súng thần công
-
Mũi giáo, mũi nhọn, mũi tên ba cạnh, vũ khí chiến đấu thời Lê
Sưu tập vũ khí chiến đấu thời Lê (thế kỷ 15 – 17), được chế tác bằng hợp kim (đồng pha sắt), gồm có: mũi tên ba cạnh, mũi giáo, mũi nhọn. Hiện vật phát hiện tại hang Mắt Hổ, thôn Quán Thành, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Mũi tên ba cạnh, có màu đen xám, mũi nhọn. Đây là loại mũi tên 3 cạnh có trụ, có cánh, chuôi hình tròn, mặt cắt ngang thân hình tam giác, rìa cạnh thẳng.
- Mũi giáo, có màu nâu xám. Họng của giáo ngắn, lỗ họng hình bầu dục, lưỡi hình gần búp đa, giữa có sống nổi, mặt cắt ngang lưỡi hình thoi dẹt, đầu mũi nhọn.
- Mũi nhọn, có màu nâu đen. Mũi nhọn có lỗ họng hình tròn, thuôn nhỏ dần về phía mũi, đầu mũi nhọn. Trên thân có một lỗ chốt nhỏ. 8 chiếc mũi nhọn có hình dáng thống nhất, chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ không đều.