Bộ sưu tập tiền kim loại Việt Nam, có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20 gắn với thời kỳ xây dựng và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sưu tập gồm 21 loại tiền do các triều vua đúc và mang tên hiệu của mình. Về cấu tạo chung, tiền được đúc bằng đồng, có dạng hình tròn lỗ vuông, chữ viết kiểu Hán tự. Tiền “Thuận Thiên Nguyên Bảo” đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) tiền có đường kính: 2,4 cm; dày 0,11 cm. Biên tiền và viền lỗ mảnh , nhỏ. Mặt trước ghi tên tiền "Thuận Thiên Nguyên Bảo" - viết theo kiểu chữ Khải, đọc chéo. Mặt lưng để trơn. Tuy có viền mép và viền lỗ nhưng chỉ hơi nổi nên mặt tiền gần như phẳng. Tiền bị ô xy hóa có màu xanh đen. |
Tiền “Minh Đạo Nguyên Bảo” đời vua Lý Thái Tông (1042-104) tiền có đường kính 2,4 cm; dày 1mm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi vừa phải. Mặt trước ghi tên tiền "Minh Đạo Nguyên Bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Đại Định Thông Bảo” đời vua Dương Nhật Lễ (hay còn gọi là Trần Nhật Lễ) 1369-1370 . Tiền có đường kính 2,3 cm; dày 1mm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi mỏng. Nền tiền nông. Mặt trước ghi tên tiền bằng chữ Hán "Đại Định Thông Bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Biên tiền tương đối rộng. Độ dày cỡ trung bình. Mặt sau lưng tiền để trơn. |
Tiền “Thiệu Bình Thông Bảo” đời vua Lê Thái Tông (1434-1439), đồng tiền có đường kính 2,4 - 2,5 cm; dày 1 - 1,5 cm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi vừa phải. Nền tiền sâu vừa phải. Bố cục cân xứng, chế tác tinh xảo. Biên tiền tương đối nhỏ. Mặt trước ghi tên tiền "Thiệu Bình Thông Bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Diên Ninh Thông Bảo” đời vua Lê Nhân Tông (1443-1453), tiền có đường kính 2,3 cm; dày: 1,1 cm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi vừa phải. Nền tiền sâu vừa phải. Bố cục cân xứng. Mặt trước ghi tên tiền "Diên Ninh thông bảo", viết theo kiểu chữ khải - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Thiên Hưng Thông Bảo” đời vua Lê Nghi Dân (1459-1460) tiền có đường kính 2,4 cm; Dày 0,15 cm. . Vành và lỗ tiền có gờ nổi vừa phải. Nền tiền nông. Biên tiền vừa phải. Mặt trước ghi tên tiền "Thiên Hưng thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Hồng Đức Thông Bảo” đời vua Lê Thánh Tông (1470 -1479), tiền có đường kính 2,4 cm; Dày 1,5 mm. Biên tiền và viền lỗ nổi rõ ở cả hai mặt. Đồng tiền mang nét hài hòa, cân đối. Mặt trước ghi tên tiền "Hồng Đức thông bảo", viết theo kiểu chữ Khải - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Cảnh Thống Thông Bảo” đời vua Lê Hiển Tông (1498-1504) tiền có đường kính 2,4 cm; Dày 1-2mm. Vành có gờ nổi cao. Viền lỗ mặt trước nhỏ. Biên tiền vừa phải. Mặt trước ghi tên tiền "Cảnh Thống thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau viền lỗ rộng |
Tiền “Đoan Khánh Thông Bảo” đời vua Lê Uy Mục (1505-1508), tiền có đường kính 2,5 cm; dày 3mm. Biên tiền rộng, vành nổi cao. Viền lỗ mặt trước nhỏ, mặt sau viền lỗ to và nổi cao. Mặt trước ghi tên tiền "Đoan Khánh thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Hồng Thuận Thông Bảo” đời vua Lê Tương Dực (1509-1516), tiền có đường kính 2,5 cm; dày: 1,1 mm. Biên tiền và viền lỗ nhỏ và nét. Mặt trước ghi tên tiền "Hồng Thuận thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Vĩnh Thịnh Thông Bảo” đời vua Lê Dụ Tông (1705-1719) tiền có đường kính 2,4 cm; dày: 1,1 mm. Biên tiền nhỏ, mặt tiền nông. Mặt trước ghi tên tiền "Vĩnh Thịnh thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền có chữ "Kỷ" (là ký hiệu của năm đúc tiền - 1709, Kỷ Sửu) |
Tiền “An Pháp Nguyên Bảo” đời vua Mạc Thiên Tứ đúc năm 1736 tiền có đường kính 2,2,- 2,35; dày 0,9 - 1 mm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi vừa phải. Biên tiền tương đối rộng. Mặt trước ghi tên tiền "An Pháp Nguyên bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Cảnh Hưng Tuyền Bảo” đời vua Lê Hiển Tông (1762-1776 ), tiền có đường kính 2,4 cm; dày 1mm. Vành lỗ nhỏ, đồng tiền mỏng, biên tiền rộng. Mặt trước ghi tên tiền "Cảnh Hưng Tuyền Bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Thái Đức Thông Bảo” đời vua Thái Đức (Nguyễn Văn Nhạc, triều Tây Sơn. 1778-1788), tiền có đường kính 2,3 cm; dày 1mm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi mỏng. Nền tiền không sâu. Biên tiền tương đối rộng. Mặt trước ghi tên tiền "Thái Đức thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt lưng tiền phẳng, không có biên tiền và viền lỗ, không có chữ. |
Tiền “Chiêu Thống Thông Bảo” đời vua Lê Chiêu Tông (1787-1788), tiền có đường kính 2,4-2,5 cm; Dày 1mm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi vừa phải. Biên tiền rộng. Mặt trước ghi tên tiền "Chiêu Thống thông bảo", viết theo kiểu chữ khải - đọc chéo. Mặt lưng có chữ "Đinh" có biên tiền và viền lỗ rõ |
Tiền “Quang Trung Thông Bảo” đời vua Quang Trung (Nguyễn Văn Huệ, triều Tây Sơn, năm 1788 -1792), tiền có đường kính 2,4 - 2,45; dày 0,8 - 0,9 mm. Biên tiền rộng hẹp khác nhau. Mặt trước ghi tên tiền "Quang Trung thông bảo", viết theo kiểu chữ khải - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn , không có chữ |
Tiền “Cảnh Thịnh Thông Bảo” đời vua Nguyễn Quang Toản (1793-1801) tiền có đường kính 2,2 - 2,4 cm; dày 0,5 - 1m. Mặt trước ghi tên tiền "Cảnh Thịnh thông bảo", viết theo kiểu chữ khải - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Gia Long Thông Bảo” đời vua Nguyễn Thế Tố (1802-1819) tiền có đường kính 2,4 - 2,6 cm; dày 0,9 cm . Biên tiền tương đối hẹp. Mặt trước ghi tên tiền "Gia Long thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Minh Mệnh Thông Bảo”, đời vua Nguyễn Thánh Tổ (1820-1840), tiền có đường kính 2,1 - 2,6 cm; dày: 0,5 - 1,1mm. Vành và lỗ tiền có gờ nổi. Biên tiền, mặt tiền có kích thước khác nhau. Mặt trước ghi tên "Minh Mệnh thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ. |
Tiền “Thiệu Trị Thông Bảo” đời vua Nguyễn Hiến Tố (1841-1847), tiền có đường kính 2,4 cm; dày 0,5 mm. Biên tiền nhỏ. Vành và lỗ tiền có gờ nổi ít. Mặt trước ghi tên tiền "Thiệu Trị thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền để trơn, không có chữ.
|
Tiền “Bảo Đại Thông Bảo” đời vua Nguyễn Bảo Đại (1926- 1945), có đường kính 2,6 cm; dày 1 mm.Vành có gờ nổi rõ ở cả hai mặt. Mặt trước ghi tên tiền "Bảo Đại thông bảo", viết theo kiểu chữ chân - đọc chéo. Mặt sau lưng tiền có 2 chữ Hán "Thập Văn". |