-
Súng tiểu liên Sten đội vũ trang danh dự Cao Lộc
Súng tiểu liên sten của đội võ trang danh dự huyện Cao Lộc dùng để đi tiền trạm xây dựng khu du kích Ba Sơn từ năm 1948 đến năm 1950. Năm 1956, ông Hùng Tân - đội viên đội võ trang tuyên truyền (ở thôn Bản Ranh, xã Xuất lễ - Cao Lộc) đã giao khẩu súng này cho Ty Văn hoá Lạng Sơn. Khẩu súng có chiều dài 60cm; thân, nòng và báng súng đều bằng sắt, súng mang ký hiệu Sten MKII ( chỗ nối nòng đã bị gãy)
-
Dụng cụ làm kíp đạn của ông Hoàng Văn Lín
Dụng cụ làm kíp đạn của ông Hoàng Văn Lín đã dùng để làm kíp đạn cung cấp cho bộ đội ở khu du kích Lộc Bình chống Pháp từ năm 1947- 1950. Bộ dụng cụ này gồm có 3 chiếc làm bằng kim loại, có dạng hình ống tròn, dài tương đối giống nhau.
Ống1:kích thước:15,5cmx1cm có một đầu hơi tòe kiểu mũ đinh, đầu kia hơi thót lại được chụp bởi một ống sát mỏng.
Ống2: kích thước 1,5cmx1,3cm có một đầu ống bẻ cong về phía ngoài
Ống3: kích thước 1,3cmx1,3cm có một đầu được cắt mỏng dẹt, có một lỗ thủng hình hạnh nhân
-
Súng lục của Pháp chiến lợi phẩm du kích thu của bọn phỉ phá hoại vùng Tràng Định
Súng lục của Pháp được các chiến sĩ du kích thu được của bọn phỉ phá hoại ở Tràng Định, Lạng Sơn trong thời kỳ tiểu phỉ năm 1954. Toàn bộ súng được làm bằng thép màu đen. Phần báng súng khía chéo tạo thành những hình quả trám nhỏ, nổi. Các bộ phận khác như khoá nòng, bộ phận lắp đạn bằng sắt trơn, không trang trí. Súng có kích thước 18 x7,5cm
-
Súng hỏa mai của cụ Xìu, xóm Nà Pục (Đại Đồng – Tràng Định) đã dùng tiêu diệt địch năm 1949
Nòng súng hoả mai của cụ Xìu xóm Nà Pục, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định đã dùng đánh cướp và năm 1949 đã tiêu diệt được một tên lính tàn quân Tưởng, làm bị thương một số tên lính khác. Nòng súng hoả mai là một ống kim loại rỗng tròn dài 105 cm; đường kính nòng 3,5cm, thon nhỏ dần về phía đầu nòng.
-
Bom bướm
Chi Lăng là vùng đất gắn liền với truyền thống Việt Nam, là nơi chứng kiến không biết bao nhiêu chiến công hiển hách của ông cha ta trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Nhờ vào địa hình hiểm trở của núi non trùng điệp, nằm trên con đường huyết mạch nối liền tuyến liên vận Á – Âu, Chi Lăng trở thành vùng đất mang chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của nước ta. Vỏ bom bướm, Thực dân Pháp thả xuống khu vực Thành Kho, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn năm 1953. Năm 1972, người dân địa phương trong khi đi làm vườn đã phát hiện ra quả bom bướm này và giao cho Bảo tàng Lạng Sơn. Vỏ bom bướm được đúc bằng gang, có hình khối hộp chữ nhật, màu nâu đen. Miệng quả bom hình `tròn, lòng rỗng (do đã tháo hết thuốc và kíp nổ) . Vỏ bom dài 7,5cm; rộng 7,5cm; cao 7cm; nặng 0,9kg
-
Súng và đạn joop của ông Hoàng Tiên ở Bản Quyêng, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình
Hiện vật Súng và đạn Joop của ông Hoàng Tiên ở Bản Quyêng, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình - một trong những chiến sĩ du kích đầu tiên của căn cứ Du kích Chi Lăng. Ông đã dùng khẩu súng này tham gia đánh Pháp tại khu du kích Chi Lăng – Lộc Bình từ năm 1947 -1950.
- Thân súng được làm bằng gỗ, cò và nòng súng làm bằng sắt, có quai đeo bằng da. Nòng súng tròn nhỏ thuôn dần về phía đầu nòng. Súng có kích thước dài 94cm, đuôi báng súng dài 11cm.
- Đạn bằng đồng, có hình trụ, đầu đạn nhọn. Đạn dài 7,5cm
-
Súng trường ông Nông Văn Chung đã dùng chiến đấu ở khu du kích Chi Lăng
Súng do ông Nông Nguyên Chung ở xã Tĩnh Gia, huyện Lộc Bình (nay là xã Tam Gia-Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình đã mua và sử dụng tham gia nhiều trận đánh tại khu du kích Chi Lăng thời kỳ 1946- 1950
Súng được chế tác bằng gỗ, kim loại.Thân nhỏ và dài. Súng gồm có các bộ phận chính sau: báng và thân súng bằng gỗ, nòng súng, ổ súng và cò được làm bằng kim loại. Súng có chiều dài 110cm
-
Ca đựng nước chiến sĩ du kích Chi Lăng - Lộc Bình đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Ca của ông Nông Nguyên Chung du kích xã Tĩnh Gia - Lộc Bình ( thuộc Khu căn cứ du kích Chi Lăng) đã dùng suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Khu căn cứ du kích, năm 1947
Ca làm bằng sắt, có quai cầm, miệng tròn, có gờ, thuôn nhỏ dần xuống dưới đáy. Đường kính miệng: 10 cm, ĐK đáy: 6 cm, Cao: 6 cm
-
Giỏ tre nhân dân đã dùng để đựng đồ tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật ở Bản Ngõa - Xuất Lễ - Cao Lộc, năm 1947 - 1950
Giỏ tre của cụ Hứa Điềm Oanh ( Bản Ngoã, Xuất lễ - Cao Lộc), cụ đã dùng giỏ đựng cơm tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật ở phía sau xóm (có đ/c Hoàng Tân, Nguyên Hà) năm 1947 - 1950.
Giỏ có dạng hình ống, đan thủ công theo kiểu đan cót, đáy bằng được bắt hơi vuông góc, phần trên cạp giỏ đã bị hỏng, giỏ có màu nâu nhạt. Giỏ cao 25cm, đường kính đáy 12cm
-
Túi đựng đạn chiến lợi phẩm do các chiến sĩ du kích Chi Lăng thu được của tên đồn trưởng Pháp trong trận chống càn ở Nà Han
Túi đựng đạn của chiến sĩ du kích Khu căn cứ du kích Chi Lăng, huyện Lộc Bình thu được sau trận chống càn của tên đồn trưởng Pháp - Đồn Nà Hang, huyện Đình Lập ngày 5/4/1949
Túi hình chữ nhật, may bằng vải bạt, có nắp và 2 ngăn. Nắp có 2 khuy đóng mở bằng kim loại. Túi dài 16cm, rộng 14cm
-
Kìm cắt dây thép gai của đơn vị E174 đã tham gia trận đánh Đông Khê, năm 1950
Chiếc kìm của đơn vị E 174 (đơn vị tham gia đánh trận Đông khê năm 1950), đơn vị đã dùng chiếc kìm để cắt dây kẽm của địch nhiều năm trong kháng chiến chống Pháp.
Kìm được làm bằng thép có màu nâu, đen. Kìm có 2 phần , phần trên là là lưỡi dùng để kẹp, cắt, phần dưới là 2 cán, một bên cán bằng gỗ tròn dài, 1 cán bị mất chuôi gỗ, chỉ còn sắt nhọn.. Kìm có kích thước 39cm x 4 cm
-
Bi đông, tông đơ cắt tóc của ông Hoàng Kim Tân
Bi đông là kỷ vật chiến trường của ông Hoàng Kim Tân bộ đội kháng chiến chống Pháp (1946-1954) thuộc đơn vị C305-E675-F312 đã sử dụng trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tại chiến trường Điện Biên Phủ.
- Bi đông dùng để đựng nước, có hình bầu dục, làm bằng hợp kim có màu xám bạc và đen, giữa thân bi đông phình to thu nhỏ dần phía đáy và cổ, cổ có 3 đường gờ để vặn nắp. Bên ngoài phần giữa thân bi đông quấn quanh một dây dù to bản. Bi đông có kích thước: Cao 17cm, đường kính miệng 2,5cm; đường kính đáy 13,5cm
- Tông đơ cắt tóc là chiến lợi phẩm của ông Hoàng Kim Tân ( đơn vị C305, E675, F312) thu được của quân Pháp trong trận đánh đồi A1 (chiến dịch Điện Biên Phủ). Ông Hoàng Kim Tân đã sử dụng để cắt tóc cho đồng đội và người thân. Tông đơ được chế tác bằng sắt có hình giống như chiếc kìm, mầu nâu. Đầu tăng đơ có lưỡi cắt hình chiếc lược. Tông đơ có kích thước 9,5cm x15cm
-
Búa và cưa ông Vi Kiến Xương và ông Tô Vương Nguyên ở Bản Ranh dùng sửa chữa vũ khí cho bộ đội, năm 1947 - 1950
Búa, cưa trong bộ đồ lò rèn của ông Vi Kiến Xương và Tô Vương Nguyên ở bản Ranh (Xuất Lễ, Cao Lộc) đã dùng sửa chữa vũ khí cho bộ đội ta và Hồng quân Trung Quốc từ 1947 -1950.
1. Búa có phần cán và lưỡi tạo thành hình chữ L, lưỡi vát được làm bằng thép, phần trên có lỗ để tra vào cán. Cán bằng gỗ hình tròn . Búa có 2 đầu, đầu bằng dùng để đóng đinh, đầu dẹt hay gọi là đầu vát dùng để bổ, đẽo. Búa có kích thước 10cm x 7cm x 5cm.
2. Cưa được làm bằng 2 thanh gỗ dài 39 cm và một lưỡi cưa sắt dài 20cm đặt song song với nhau đóng vào 2 thanh gỗ ngắn hơn theo hình chữ nhật.
-
UBKC báo cáo kết quả phá hoại đường số 4 từ 30/7 – 5/8/1948
Báo cáo số 054 do UBHCKC huyện Thoát Lãng gửi UBHCKC tỉnh Lạng Sơn thông báo tình hình phá hoại trên mặt trận đường số 4 từ ngày 30/07 đến 05/08/1948. Tài liệu đánh máy trên giấy Pơluya mỏng (bản giấy than), được trình bày gọn trong một trang giấy có kích thước 20,5x23cm. Cuối văn bản có chữ ký và con dấu vuông. Đây là hiện vật có ý nghĩa minh chứng cho thành tích của quân dân Lạng Sơn trên mặt trận đường số 4
-
Mệnh lệnh số 43 ML/QS ngày19/8/1949
Mệnh lệnh của Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn về việc không đi phu, đi lính làm việc cho Pháp.Mệnh lệnh được đánh máy trên giấy Pơ luya khổ 19 x 25 cm chữ màu giấy than ( xanh đen ). Kích thước : 19 x 25 cm. Nửa phần trên là nội dung chính của mệnh lệnh nửa dưới ghi ngày tháng, nơi gửi, ký tên và đóng dấu.
-
Tư liệu học báo của Hội LHPNVN số đầu tiên, tháng 8/ 1948
Tài liệu "Học báo" (tài liệu học tập của phụ nữ) của HLHPN Việt Nam ra số đầu tiên tháng 8/1948. Tài liệu gồm 6 trang in thường bằng mực đen, tài liệu gửi các chị em một chương trình học tập thống nhất trong toàn khu về “thi đua” với các nội dung như: lịch sử, địa dư, nữ công ... Tài liệu được in trên khổ giấy có kích thước 17x23,5cm
-
Tài liệu chiến tranh của Tổng tư lệnh Pháp ở Viễn Đông ngày 17/6/1950
Tài liệu "chú dẫn về tài liệu của Bộ tổng tư lệnh quân Pháp ở Viễn Đông, lập ngày 17/6/1950 tại Sài Gòn". Tài liệu được đánh máy bằng tiếng Pháp trên giấy màu vàng nhạt, hình chữ nhật, kích thước 21 x 32 cm, tập tài liệu gồm 6 tờ được đánh máy trên một mặt giấy, mỗi trang đều được đánh số, trang đầu tiên được trình bày theo kiểu công văn.
-
Thư khen Bộ tư lệnh Quân khu Việt Bắc khen ngợi tinh thần chiến đấu của quân dân du kích Ba Sơn.
Thư khen của Bộ tư lệnh quân khu Việt Bắc gửi tỉnh đội Lạng Sơn khen ngợi thành tích chiến đấu của quân dân khu du kích Ba Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Thư được trình bày theo kiểu công văn hành chính, đánh máy chữ màu tím, trên giấy pơ luya khổ 28 x 21,5 cm.
-
Chỉ thị của UBKC về việc huy động dân công tải gạo cho bộ đội (kho chỉ thị huy động nhân công của UBKC ngày 2/8/1950)
Chỉ thị huy động nhân công của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Lạng Sơn ngày 2/8/1950. Chỉ thị gồm 1 trang đánh máy trên giấy pơ luya khổ 26x20cm - chữ màu xanh tím than. Góc trái ghi chữ "Tối mật". Chính giữa ghi Quốc hiệu Việt Nam và nội dung chính. Cuối cùng ghi ngày, tháng, Ký tên, đóng dấu của UBKCHC tỉnh.
-
Mệnh lệnh phòng thủ Ba Sơn 5/4/1950
Mệnh lệnh của Ban chỉ huy phòng thủ Ba Sơn ( Lạng Sơn ) gửi Ban chấp hành 320 huyện bộ ( đại đội ) dân quân Cao Lộc về việc cho "Bao vây đồn Bản Sâm" ngày 5/4/1950 . Mệnh lệnh được đánh máy, chữ màu xanh tím than trên nền giấy poluya trắng khổ 26cmx14,5cm. Phía trên góc phải có ghi quốc hiệu, góc trái ghi "Ban chỉ huy phòng thủ Ba Sơn". Phía dưới ghi ngày, tháng, năm và tên của chỉ huy phòng thủ.
-
Chỉ thị của Ban chỉ huy mặt trận đường 4 gửi trung đoàn 28 Cao Lạng, ngày 18/9/1949
Chỉ thị của Ban chỉ huy mặt trận đường 4 gửi Trung đoàn 28 Tỉnh đội Cao Lạng ngày 18/9/1949 về việc khôi phục các thành phố.
Tài liệu được đánh máy trên giấy dó loại mỏng kích thước 25,5 x 19,5 cm, tài liệu có 2 trang trình bày theo kiểu công văn, trang đầu (bên góc trái) có tên cơ quan, số công văn, ở giữa ghi Quốc hiệu và tiêu đề của công văn. Tiếp theo là nội dung. Phần cuối ghi chức vụ và tên người ra công văn. Dưới cùng là phần sao lục được đóng dấu tròn đỏ của Quân đội quốc gia Việt Nam.
-
Công văn thượng khẩn về việc huy động dân công tải gạo
Công văn thượng khẩn ngày 112/8/1949 của Chủ tịch xã Tĩnh Gia gửi ông Chu Hà Xương (Uỷ viên kháng chiến xã) về việc huy động dân công tải gạo gấp cho bộ đội vệ quốc đoàn đi tác chiến. Công văn thượng khẩn được viết bằng mực xanh đen trên mảnh giấy trắng hình chữ nhật có kích thước 17x10cm. Cuối trang ghi ngày, tháng, năm, nơi viết có ký tên và đóng dấu vuông của UBHCKC xã.
-
Thông tri của UBKC hành chính gửi UBKCHC xã về việc huy động gạo cho bộ đội
Thông tri của UBKC hành chính xã Tĩnh Gia ( Đình Lập, Hải Ninh ) về việc huy động gạo cho bộ đội tại khu du kích Chi Lăng, ngày 5/6/1949. Thông tri được viết theo lối thư tay trên mảnh giấy thếp kẻ ngang, khổ nhỏ, hình chữ nhật, giấy trắng, mực màu xanh đen. Cuối cùng có chữ ký, ngày viết và đóng dấu của UBKCHC xã.
-
Truyền đơn kêu gọi binh lính Pháp và binh sĩ người Việt Nam trong hàng ngũ địch ra hàng
Truyền đơn của ta kêu gọi binh sĩ Việt Nam trong hàng ngũ Pháp hãy rời bỏ hàng ngũ quay trở về chống kẻ thù chung của dân tộc, ( thời kỳ chống Pháp 1947 – 1950).
Bộ truyền đơn gồm 10 chiếc, in trên giấy có các màu sắc khác nhau ( trắng, đỏ, tím), in một mặt trên giấy mỏng hình chữ nhật, có 5 chiếc kích thước 5,5x14cm và 5 chiếc kích thước 4,5x 14cm. Nội dung truyền đơn in trong khung, được in chữ hoa và chữ thường với nội dung kêu gọi binh sĩ Việt Nam trong hàng ngũ Pháp trở về cùng với nhân dân, bảo vệ tổ quốc
-
Thư khen bộ trưởng Bộ nội vụ gửi khen ngợi nhân dân Cao - Lạng trong trận Đông Khê,tháng 5/1950
Bản sao lục Thư khen của Bộ trưởng Bộ nội vụ Phan Kế Toại gửi UBHC liên khu Việt Bắc ngày 1/6/1950 khen ngợi thành tích của nhân dân Cao Bằng - Lạng Sơn trong trận tiêu diệt Đông Khê ngày 25,26,27/05/1950. Bản sao được đánh máy chữ trên nền giấy màu trắng có kích thước 23,5x22cm, chữ màu xanh tím than. Bản sao được trình bày theo kiểu công văn hành chính, phần trên là nội dung thư, phần dưới có ghi “sao lục” và chữ ký của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu kèm con dấu
-
Con dấu (BTLS 2665)
Con dấu của Ty Thông tin Lạng Sơn (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sử dụng trong thời kỳ từ năm 1946-1952. Con dấu được đúc bằng đồng, màu vàng, dấu hình tròn, đường kính 3,7cm, núm cầm được đúc hình vuông. Chính giữa mặt dấu khắc một ngôi sao nhỏ và chữ " Ty thông tin Lạng Sơn", bao quanh là dòng chữ " Việt Nam dân chủ cộng hòa liên khu I”.
-
Con dấu (BTLS 2663)
Con dấu của Ty Tuyên truyền Lạng Sơn (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sử dụng trong thời kỳ từ năm 1954-1955. Con dấu làm bằng gỗ, có màu nâu, dấu hình tròn, đường kính 3,0cm, có núm cầm hình vuông. Chính giữa mặt dấu khắc chữ " Ty tuyên truyền tỉnh Lạng Sơn". Bao quanh là dòng chữ “ Bộ tuyên truyền Việt Nam Dân chủ Công hòa”.
-
Con dấu (BTLS 2262)
Con dấu của Ty Thông tin Lạng Sơn (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sử dụng trong thời kỳ từ năm 1954-1955. Con dấu làm bằng gỗ, màu nâu, hình tròn, đường kính 3,4cm, bên trên có núm cầm hình mũi tên. Chính giữa mặt dấu khắc một ngôi sao nhỏ và chữ " Ty tuyên truyền tỉnh Lạng Sơn".
-
Con dấu (BTLS 2661)
Con dấu của Ty tuyên truyền và Văn nghệ Lạng Sơn (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sử dụng trong thời kỳ từ năm 1952-1954. Con dấu làm bằng gỗ, màu nâu, hình tròn, có đường kính: 3,5cm , bên trên có núm cầm hình mũi tên. Chính giữa mặt dấu khắc hình ngôi sao nhỏ và chữ "Ty tuyên truyền và văn nghệ".
-
Con dấu (BTLS 2658)
Con dấu của phòng Tuyên truyền huyện Tràng Định đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Con dấu được đúc bằng đồng, màu vàng, dấu hình vuông, kích thước 3,6cm x 3,6cm, có núm cầm vuông góc với mặt dấu. Chính giữa mặt dấu khắc hình ngôi sao, ba vạch song song hai bên, phía trên khắc chữ " Việt Nam dân chủ cộng hòa", phía dưới khắc chữ " Phòng tuyên truyền huyện Tràng Định, Lạng Sơn".
-
Con dấu (BTLS 2657)
Con dấu của phòng Thông tin huyện Lộc Bình đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Con dấu được đúc bằng đồng, màu vàng, dấu hình vuông, kích thước 3,1cmx3,1cm, có núm cầm vuông góc với mặt dấu. Trên mặt dấu, phía trên khắc chữ " Việt Nam dân chủ cộng hòa ", tiếp đó là hình ngôi sao ở giữa 3 vạch dọc, bên dưới là hàng chữ " Phòng thông tin Lộc Bình- Lạng Sơn
-
Con dấu (BTLS 2656)
Con dấu của Ủy ban kháng chiến Hành chính Châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Con dấu được đúc bằng đồng, màu vàng, hình vuông, kích thước 3,5cmx3,5cm, dấu có núm cầm vuông góc. Mặt dấu khắc chữ " Việt Nam dân chủ cộng hòa” tiếp đó là hình ngôi sao ở giữa 3 vạch dọc, bên dưới là hàng chữ UBKC Văn Uyên Lạng Sơn”
-
Con dấu (BTLS 2655)
Con dấu của Ủy ban kháng chiến Hành chính xã Tân Yên, huyện Văn Uyên đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Con dấu đúc bằng kim loại, màu vàng đồng, hình chữ nhật, kích thước 4,3cmx2,4cm, có núm cầm vuông góc. Trên mặt dấu, ở chính giữa được khắc chữ " Ủy ban kháng chiến hành chính xã Tân Yên, huyện Văn Uyên, Lạng Sơn", phía trên khắc chữ " Việt Nam dân chủ cộng hòa". Góc trái phía trên con dấu có in hình ngôi sao 5 cánh nằm trong ô vuông
-
Con dấu (BTLS 2654)
Con dấu của Ủy ban kháng chiến Hành chính xã Lộc Yên, huyện Cao Lộc đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Con dấu, đúc bằng kim loại, màu vàng đồng, dấu hình chữ nhật, có kích thước 4,8cm x 2,5cm, chính giữa dấu khắc chữ " Ủy ban hành chính xã Lộc Yên,huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn", bên trên có hàng chữ " Việt Nam dân chủ cộng hòa", giữa hai phần được ngăn cách bằng một đường kẻ ngang và hình vuông ở giữa đường kẻ. Trên núm cầm của dấu có khắc chữ Hán
-
Con dấu (BTLS 2653)
Con dấu của Ủy ban kháng chiến Hành chính huyện Văn Uyên đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Con dấu hình vuông được đúc bằng đồng, có kích thước 3,2cm x3,2cm, núm cầm hình chữ nhật, trên mặt núm có khắc chữ Hán. Phần dưới của mặt dấu khắc chữ " Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn", phần trên khắc hàng chữ "Việt Nam dân chủ cộng hòa", giữa hai phần có đường kẻ ngang và hình ngôi sao 5 cánh ngăn cách.
-
Mũ canô - chiến lợi phẩm của Pháp
Mũ canô của tên quan hai Pháp PanhGhe bị chiến sỹ Giai Miễn dân tộc Tày xã Tĩnh Gia - Lộc Bình bắn chết, và thu được trong trận chống càn của bọn Pháp vào khu du kích Chi Lăng, huyện Lộc Bình ngày 26/04/1949. Mũ có kích thước: dài 25 cm, rộng 13 cm. Mũ may bằng vải dạ, kiểu canô ( hình thuyền), viền mũ gập lên, đây là loại mũ của sĩ quan Pháp.
-
Súng kíp của ông Nguyễn Văn Thuất dân tộc Tày, xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn
Súng kíp của ông Nguyễn Văn Thuất dân tộc Tày, xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn đã tham gia đánh trận tại trường Vũ Lăng ngày 28/8/1940. Súng dài 79 cm. Súng kíp chế tác bằng thủ công, nòng súng, ổ khoá làm kim loại, thân và báng là bằng gỗ.
-
Áo chàm của một chiến sĩ du kích Bắc Sơn
Áo chàm của một chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940. Áo có kích thước dài 67cm. Áo làm bằng vải chàm đen, khâu tay theo kiểu áo dân tộc tày truyền thống.
-
Mảnh chăn của đồng chí Hoàng Văn Hán
Mảnh chăn của đồng chí Hoàng Văn Hán (xã Chiêu Vũ – Bắc Sơn) đã dùng trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở Bắc Sơn, năm 1940 – 1941. Chăn được dệt bằng vải sợi, màu nâu (hiện chỉ còn lại một mảnh chăn).
-
Súng lệnh
Súng lệnh – vũ khí chiến đấu thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 – 18. Súng dài 47,2 cm; đường kính nòng: 5cm; ĐK đuôi 7,5 cm. Trọng lượng 10kg . Súng có dạng hình ống, nhỏ dần về phía nòng. Trên thân súng có các gờ nổi chia súng làm 3 phần: nòng, thân và đuôi súng. Nòng súng hình tròn có 4 đường gờ nổi cách đều nhau. Thân súng phình to, giữa thân và đuôi súng hơi thắt lại. Tại vị trí chính giữa có một đường gờ nổi to. Mặt ngoài để trơn, không có hình trang trí và ký tự.
-
Súng thần công thế kỷ XIX (BTLS 182)
Súng thần công thế kỷ XIX, đây là loại vũ khí tự tạo của nhân dân Lạng Sơn đã sử dụng trong thời kỳ chống Pháp và bọn thổ phỉ biên giới. Súng được chế tác bằng đồng, dài 100cm. Thân súng có hình trụ tròn, hai đầu và thân có các đường gờ nổi. Gần một đầu của nòng súng có chân chống hình chữ Y ngược gắn vào thân tại 2 chiếc tai có thiết diện tròn. Trên thân súng có chữ Hán ghi trọng lượng của súng (106 kg)
-
Vỏ đạn pháo lớn quân Trung Quốc đã bắn vào phố chợ Kỳ Lừa thị xã Lạng Sơn 3/1979
-
Găng tay lính Trung Quốc đã dùng để thu gom xác chết sau các trận đánh
-
Súng B40 chiến sĩ đại đội 2 – tiểu đoàn 1 đã dùng trong trận chiến đấu tiêu diệt 1 xe tăng và nhiều bộ binh địch ở đồi Long Hoi ngày 27/2/1979
-
Vỏ đạn H12 quân Trung Quốc đã bắn vào phố chợ kỳ lừa gây tội ác với đồng bào ta t2/1979
-
Huy hiệu Mao Trạch Đông do người Hoa cất giữ tại nhà số 7 phố Chính Cai, để chuẩn bị nổi loạn trong chiến tranh Biên Giới 1979 do công an thị xã Lạng Sơn phát hiện và thu giữ
-
Mũ sắt, mũ lưỡi trai, bao đựng đạn quân trang của lính Trung Quốc đã dùng khi xâm lược Việt Nam 1979
-
Kèn hiệu quân trung quốc đã dùng làm hiệu lệnh tấn công xâm lược Việt Nam trong chiến tranh biên giới 1979
-
Mũi tên chỉ đường lính thám báo Trung Quốc dùng chỉ đường cho quân tấn công ta trong chién tranh Biên Giới 1979
-
Mặt nạ phòng độc lính Trung Quốc đã dùng khi giao chiến tại ngã ba Tam Lung 17/2/1979
-
Cờ chỉ huy quân Trung Quốc đã dùng chỉ huy quân lính tấn công cao điểm 455 của ta ở Đồng Đăng ngày 27/2/1979
-
Áo ngụy trang của lính thám báo TQ ta thu được ở đồi Long Hoi vào ngày 2/3/1979
-
Bánh xe đạp trẻ em
-
Huân chương chiên công hạng hai và hạng ba Ông Bế Chu Lang được chủ tịch nước CHXHCNVN tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong chiến tranh biên giới Phía Bắc
-
Xi lanh, Panh tiêm gãy nát khi lính TQ tàn phá bệnh viện đa khoa LS
-
Xoong quấy bột, đồ chơi trẻ em (trong các nhà trẻ ở thị xã LS bị quân TQ tàn phá T2/1979)
-
Pháo mặt đất 155 mm
-
Bia đá cầu kỳ cùng
-
Máy ép mía
-
Súng thần công triều Nguyễn, Thế kỷ XIX
Súng thần công là vũ khí chiến đấu thời Nguyễn (năm 1832 ), đã được sử dụng phòng thủ Thành cổ Lạng Sơn. Súng làm bằng hợp kim sắt + gang. Súng dài 120cm, đường kính: 30cm. Súng có dạng hình trụ tròn, phình to ở đuôi và thon dần về miệng, miệng hơi loe; trên thân có các đường gờ nổi tròn dọc thân có dòng chữ “Minh Mệnh thập tam niên tạo" bằng chữ Hán.
-
Đường ống dẫn xăng dầu
-
Bia Thủy Môn Đình
-
Phi xăng phụ
-
Vỏ bom mỹ
-
Vỏ bom Pháp
-
Ổ súng 6 nòng trên máy bay Mỹ
-
Bom bi của Mỹ
-
Bộ phận điều chỉnh bom bi
-
Bom xuyên cánh nhựa
-
Đèn dầu tự chế từ vỏ bom bi của ông Vy Văn Đắc
-
Giấy khen tỉnh đội LS tặng ông Vy văn Đắc xã Mai Sao, huyện Chi Lăng có thành tích bắt phi công Mỹ
-
Mảnh xác máy bay Mỹ do đội nữ dân quân Quang Lang bắn rơi
-
Súng joop anh Sở dùng để bắt sống giặc lái Mỹ ở Chi Lăng ngày 14/9/1972
-
Mảnh xác máy bay Mỹ F4H
-
Đơn tình nguyện nhập ngũ của thanh niên Hữu Lũng
-
Quyết tâm thư của công nhân B15
-
Vỏ đạn 57 ly
-
Bộ đồ bay của phi công Mỹ
-
Súng K54 và bao đựng súng của ông Bế Chu Lang
Súng lục K54 do Tỉnh đội cấp phát cho ông Bế Chu Lang - (nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 176 - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khóa 1980 - 1985). Năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Bế Chu Lang đã sử dụng khẩu súng này suốt trong quá trình tham gia hoạt động Cách mạng sau này.
Súng lục được đúc bằng thép, có màu nâu đen, nòng súng dài: 16cm; báng súng dài: 9cm. Trên thân súng có ký hiệu 5H2531-1971. Có bao da đi kèm.
-
Súng tiểu liên Sten đội vũ trang danh dự Cao Lộc
-
Dụng cụ làm kíp đạn của ông Hoàng Văn Lín
Dụng cụ làm kíp đạn của ông Hoàng Văn Lín đã dùng để làm kíp đạn cung cấp cho bộ đội ở khu du kích Lộc Bình chống Pháp từ năm 1947- 1950. Bộ dụng cụ này gồm có 3 chiếc làm bằng kim loại, có dạng hình ống tròn, dài tương đối giống nhau.
Ống1:kích thước:15,5cmx1cm có một đầu hơi tòe kiểu mũ đinh, đầu kia hơi thót lại được chụp bởi một ống sát mỏng.
Ống2: kích thước 1,5cmx1,3cm có một đầu ống bẻ cong về phía ngoài
Ống3: kích thước 1,3cmx1,3cm có một đầu được cắt mỏng dẹt, có một lỗ thủng hình hạnh nhân
-
Súng lục của Pháp chiến lợi phẩm du kích thu của bọn phỉ phá hoại vùng Tràng Định
-
Súng hỏa mai của cụ Xìu, xóm Nà Pục (Đại Đồng – Tràng Định) đã dùng tiêu diệt địch năm 1949
-
Bom bướm
Chi Lăng là vùng đất gắn liền với truyền thống Việt Nam, là nơi chứng kiến không biết bao nhiêu chiến công hiển hách của ông cha ta trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Nhờ vào địa hình hiểm trở của núi non trùng điệp, nằm trên con đường huyết mạch nối liền tuyến liên vận Á – Âu, Chi Lăng trở thành vùng đất mang chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của nước ta. Vỏ bom bướm, Thực dân Pháp thả xuống khu vực Thành Kho, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn năm 1953. Năm 1972, người dân địa phương trong khi đi làm vườn đã phát hiện ra quả bom bướm này và giao cho Bảo tàng Lạng Sơn. Vỏ bom bướm được đúc bằng gang, có hình khối hộp chữ nhật, màu nâu đen. Miệng quả bom hình `tròn, lòng rỗng (do đã tháo hết thuốc và kíp nổ) . Vỏ bom dài 7,5cm; rộng 7,5cm; cao 7cm; nặng 0,9kg
-
Kiếm nhật chiến lợi phẩm thu được năm 1945
-
Súng và đạn joop của ông Hoàng Văn Tiến
Hiện vật Súng và đạn Joop của ông Hoàng Tiên ở Bản Quyêng, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình - một trong những chiến sĩ du kích đầu tiên của căn cứ Du kích Chi Lăng. Ông đã dùng khẩu súng này tham gia đánh Pháp tại khu du kích Chi Lăng – Lộc Bình từ năm 1947 -1950.
- Thân súng được làm bằng gỗ, cò và nòng súng làm bằng sắt, có quai đeo bằng da. Nòng súng tròn nhỏ thuôn dần về phía đầu nòng. Súng có kích thước dài 94cm, đuôi báng súng dài 11cm.
- Đạn bằng đồng, có hình trụ, đầu đạn nhọn. Đạn dài 7,5cm
-
Súng trường của Ông Tô Văn Diện chiến sĩ du kích xã Tĩnh Gia
Ông Tô Văn Diện - Du kích Tĩnh gia- Lộc Bình ( Nay là Tam Gia, Tĩnh Bắc - h. Lộc Bình - Khu du kích Chi Lăng - h. Lộc Bình ) đã mua và dùng tham gia đánh nhiều trận tiêu diệt thổ phỉ và bọn Quốc dân Đảng thời kỳ chống Pháp.
Súng có kích thước lớn; được làm bằng 02 chất liệu: gỗ và thép. Báng và thân súng bằng gỗ, cò, ổ súng và nòng súng bằng kim loại, nòng súng tròn, dài suốt dọc thân, phía đầu của nòng có đầu ruồi
Súng Dài: 118 cm
-
Súng trường ông Nông Văn Chung đã dùng chiến đấu ở khu du kích Chi Lăng
-
Ca đựng nước chiến sĩ du kích Chi Lăng - Lộc Bình đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
-
Giỏ tre nhân dân đã dùng để đựng đồ tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật ở Bản Ngõa - Xuất Lễ - Cao Lộc, năm 1947 - 1950
-
Túi đựng đạn chiến lợi phẩm do các chiến sĩ du kích Chi Lăng thu được của tên đồn trưởng Pháp trong trận chống càn ở Nà Han
-
Kìm cắt dây thép gai đơn vị E174 đã tham gia trận đánh Đông Khê, năm 1950
-
Bi đông, tông đơ cắt tóc của ông Hoàng Kim Tân
-
Búa và cưa ông Vi Kiến Xương và ông Tô Vương Nguyên ở Bản Ranh dùng sửa chữa vũ khí cho bộ đội, năm 1947 - 1950
-
UBKC báo cáo kết quả phá hoại đường số 4 từ 30/7 – 5/8/1948
-
Mệnh lệnh của UBKC ngày 19/8/1949
-
Tư liệu học báo của Hội LHPNVN số đầu tiên, tháng 8/ 1948
-
Tài liệu chiến tranh của Tổng tư lệnh Pháp ở Viễn Đông ngày 17/6/1950
-
Thư khen Bộ tư lệnh Quân khu Việt Bắc khen ngợi tinh thần chiến đấu của quân dân du kích Ba Sơn
-
Công văn thượng khẩn của UBKC về việc huy động dân công tải gạo cho bộ đội (kho chỉ thị huy động nhân công cua UBKC ngày 02/8/1950)
-
Mệnh lệnh phòng thủ Ba Sơn 5/4/1950
-
Chỉ thị huy động nhân công của Ủy ban kháng chiến, ngày 2/8/1950
-
Chỉ thị của Ban chỉ huy mặt trận đường số 4 về việc khôi phục các thành phố
-
Truyền đơn kêu gọi binh lính Pháp và binh sĩ người Việt Nam trong hàng ngũ địch ra hàng
-
Thư khen bộ trưởng Bộ nội vụ khen ngợi nhân dân Cao - Lạng trong trận Đông Khê, tháng 5/1950
-
Con dấu
-
Mũ của Pháp chiến lợi phẩm do đ/c Giai Miễn tiêu diệt trong trận càn vào khu di tích Chi Lăng, Lộc bình 2/4/1948
-
Bộ quần áo dân tộc Nùng đ/c Lộc Quốc San cán bộ UBHCKC Cao Lộc
Bộ quần áo dân tộc Nùng của đồng chí Lộc Quốc San là cán bộ Uỷ ban Hành chính Kháng chiến huyện Cao Lộc. Tháng 11/1946 giặc Pháp tấn công tạm chiếm khu Ba Sơn, đồng chí bị mất liên lạc với đoàn thể phải ở lại cơ sở, đồng chí đã mặc bộ quần áo này cải trang vượt qua vùng chiếm đóng của địch đến vùng tự do ở Ba Xã - Tân Đoàn - Văn Quan năm 1947.
Áo có kích thước: dài áo 55 cm, rộng 45 cm. Áo làm bằng vải nhuộm chàm có khuy bằng vải đơm trước ngực, có 4 túi, hai túi ở trên ngực, 2 túi ở bên dưới. Quần vải chàm màu đen, cạp nối bằng vải màu xanh, chiều dài quần: 70 cm, rộng ống: 30 cm.
-
Dao găm của ông Hoàng Trọng Quân đã dùng giết chết 2 tên địch trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
Dao găm của ông Hoàng Trọng Quân đã dùng giết chết 2 tên địch trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Dao găm có kích thước dài: 25 cm. Dao găm gồm 2 phần: Chuôi bằng gỗ nhẵn bóng có mấu tròn nhỏ. Lưỡi bản săc thu dần tạo thành mũi nhọn. Dọc lưỡi dao có 1 vết lõm chìm hình lòng máng. Giữa phần lưỡi dao và chuôi dao được ốp bằng một lá đồng và một lá đồng uốn cong hình chữ S vuông với thân dao.
-
Dao găm đ/c Hoàng Văn Hán dùng trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
Dao găm của đồng chí Hoàng Văn Hán - du kích Bắc Sơn đã dùng để tự vệ suốt những năm hoạt động ( 1941 - 1943). Dao găm dài 24 cm, rộng: 3 cm. Lưỡi dao hình lá mía, mũi nhọn, chuôi liền và tròn, dao màu đen.
-
Lưỡi mác của ông Dương Công Chi ở xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn
Lưỡi mác của ông Dương Công Chi ở xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn đã dùng làm vũ khí chiến đấu trong trận tấn công đồn Mỏ Nhài năm 1940. Mác dài 120 cm, phần lưỡi mỏng, dẹt và loe to ở phía đầu lưỡi. Cán là một ống gỗ tròn, dài ( 60 cm), ở cuối cán có 1 vòng tròn bằng sắt, có dây thừng quấn quanh cán.
-
Kiếm Nhật - Ông Chu Quế Vinh đã tước của quân Nhật
Kiếm Nhật - Ông Chu Quế Vinh đã tước của quân Nhật và sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( năm 1946 - 1954). Lưỡi kiếm dài , thon nhỏ dần về phía mũi, mũi nhọn, 2 bên có rãnh, 1 bên lưỡi kiếm có số 5532. Chuôi kiếm làm bằng đồng ,tay cầm có các vòng soắn, tay chắn hình chiếc lá. Kiếm có chiều dài: 95 cm
-
Súng kíp nhân dân Bắc Sơn đã dùng để tham gia khởi nghĩa, năm 1940
Súng kíp là dụng cụ săn bắn chim thú của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Súng Kíp là khẩu súng tự tạo rất đơn giản, súng có báng làm bằng gỗ, nòng súng là một ống sắt thân tròn, dài thông suốt từ bộ phận cò đến đầu súng. Kích thước khẩu 1: dài 107cm, rộng báng 12cm, dày báng 4cm; khẩu 2: dài 117cm, rộng báng 12cm, dày báng 4cm cả hai có mầu nâu đen. Hiện vật được sưu tầm tại thôn Khau Ràng, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn năm 2003.
-
Cái thông của cụ Bà đồng chí Thái Long (xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn)
Cái thông của cụ bà đồng chí Thái Long (xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn) dùng đựng cơm tiếp tế cho cán bộ, du kích ở địa điểm Pẩu Hồi năm 1940 - 1941. Thông có kích thước dài 42 cm, rộng: 21 cm. Thông đan bằng dây đay, đan thủ công, đáy tròn, miệng có 2 dải chéo hình tam giác.
-
Chậu thau của đồng chí Hoàng Văn Thụ
Chậu thau của ông Hoàng Văn Long đưa cho đồng chí Hoàng Văn Thụ dùng trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Chậu thau có chất liệu bằng đồng, kích thước 35,5 x 22 cm. Chậu có đáy sâu 10 cm trong lòng chậu có khắc chìm những hình cánh hoa, thành chậu gờ nổi, mô típ hoa giống lòng chậu, vành chân rộng 4 cm chạm 2 hình hoa lá đối xứng nhau.
-
Cặp da của đồng chí Hoàng Văn Thụ tặng đồng chí Hoàng Quốc Việt
Cặp da của đồng chí Hoàng Văn Thụ tặng cho đồng chí Hoàng Quốc Việt khi đồng chí sang Trung Quốc hoạt động cách mạng năm 1927- 1931. Cặp da có kích thước 41,5 x 28cm Cặp hình chữ nhật, kiểu cặp gấp, mỗi bên có một ngăn.
-
Áo của một chiến sĩ du kích Bắc Sơn
-
Màn ngủ đ/c Hoàng Văn Thụ đã dùng trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở Bắc Sơn, năm 1936 - 1939
-
Máy đánh chữ của ông Đoàn Văn Thọ, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc
Máy đánh chữ của ông Đoàn Văn Thọ, thôn Còn Pheo, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc đã dùng soạn thảo tài liệu trong thời kỳ cách mạng những năm 1930 tại Quảng Tây, Trung Quốc. Máy đánh chữ được chế tác bằng sắt, có kích thước: 40 x 40 x 26 cm, đế hình vuông, màu nâu. Bộ máy đánh chữ gồm có bàn phím để đánh máy, thanh hợp kim dài, tròn để quay giấy.
-
Quyển sách "Cách mạng tiên phong"
Quyển sách "Cách mạng tiên phong" là tài liệu tuyên truyền cách mạng của Đảng cộng sản Trung Quốc do đồng chí Hoàng Văn Thụ đem về nước để nghiên cứu, học tập và tuyên truyền ở Lạng Sơn những năm 30 của thế kỷ XX. Quyển sách có kích thước 13 x 18 cm. Sách có hình chữ nhật khổ đứng, in bằng tiếng Trung trên nền giấy ngà vàng, mỏng. Đọc từ trang cuối lên đầu, trong đó có ghi tóm tắt những ý chính bằng tiếng Việt (viết bằng mực xanh đen).
-
Tay nải đồng chí Hoàng Văn Thụ
Tay nải đồng chí Hoàng Văn Thụ đã dùng đựng tư trang, đồ dùng cá nhân trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Tay nải có kích thước 60 x 90 cm. Tay nải hình chữ nhật may theo lối ghép chéo vải từ 2 góc đối nhau. Quai đã bị rách nát.
-
Áo Lương đồng chí Hoàng Văn Thụ
Áo lương của đồng chí Hoàng Văn Thụ đã dùng mặc cải trang che mắt bọn mật thám Pháp trong thời gian hoạt động cách mạng. Áo có kích thước: dài 100 cm, rộng 70 cm, dài tay 60 cm.
Áo may 2 lớp: lớp trong bằng vải mộc trắng, lớp ngoài bằng vải the đen. Áo dài đến đầu gối, có khuy cài chéo đến cổ.
-
Bộ quần áo dân tộc đồng chí Hoàng Văn Thụ
Bộ quần áo dân tộc đồng chí Hoàng Văn Thụ thường mặc trong thời gian hoạt động cách mạng tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Bộ quần áo được may bằng chất liệu vải mộc trắng, may theo kiểu quần áo của dân tộc Nùng. Áo rộng, cài khuy đồng nhỏ chéo ngực, áo có kích thước dài: 90 cm, rộng áo: 70 cm. Quần ngắn, kích thước dài: 73cm, có đáp cạp rộng 15 cm may theo kiểu quần lá toạ.
-
Áo Ba đơ xuy đồng chí Hoàng Văn Thụ
Áo Ba đơ xuy, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã mặc trong thời gian hoạt động cách mạng ở Lạng Sơn, năm 1934 – 1936. Áo được làm bằng chất liệu vải thô. Có kích thước: dài 105 cm, rộng: 70 cm, dài tay: 65 cm. Áo ba đờ xuy là áo khoác ngoài, có cổ bẻ, dài đến gần đầu gối. Áo may theo kiểu mở cúc và đơm bằng loại cúc nhựa trắng. Hai bên có 2 túi chéo.
-
Khung xe đạp đồng chí Hoàng Văn Thụ
Khung xe đạp, là phần còn lại của chiếc xe đạp đồng chí Hoàng Văn Thụ đã dùng trong thời kỳ hoạt động cách mạng tại Bắc Sơn, năm 1936 – 1939. Khung xe làm bằng sắt, được tạo bởi các mối hàn với nhau.
-
Đạn chì
Đạn chì dùng cho súng thần công và súng hỏa mai, được sử dụng trong chiến đấu thời kỳ cận đại ở Lạng Sơn cuối thể kỷ 19, Đạn được đúc bằng chất liệu chì, có màu xám đen, gồm 3 kích cỡ khác nhau:
+ Loại thứ nhất có đường kính :2,5cm.
+ Loại thứ hai có đường kính: 1,5cm.
+ Loại thứ ba, đường kính: 1cm.
Tuy kích thước của những viên đạn to nhỏ khác nhau nhưng hình dáng của tất cả những viên đạn này đều thống nhất: hình tròn, có gờ nổi chính giữa, chia viên đạn làm 2 nửa bằng nhau, đây là dấu vết của khuôn đúc theo phương thức thủ công.
-
Súng thần công thế kỷ XIX.
Súng thần công là vũ khí chiến đấu thời Nguyễn (năm 1832), đã được sử dụng phòng thủ Thành cổ Lạng Sơn. Súng làm bằng hợp kim sắt + gang. Súng dài 120cm, đường kính: 30cm. Súng có dạng hình trụ tròn, phình to ở đuôi và thon dần về miệng, miệng hơi loe; trên thân có các đường gờ nổi tròn dọc thân có dòng chữ “Minh Mệnh thập tam niên tạo" bằng chữ Hán.
-
Đồ dùng của gia đình nông thôn sống dưới chế độ thực dân phong kiến
Đồ dùng của gia đình nông thôn sống dưới chế độ thực dân phong kiến bao gồm: dao, nồi đồng, thuổng, chậu thau
- Dao: của gia đình bà Lầm ở Thượng Cường -Bằng Mạc, Dao dùng để đi tìm lâm thổ sản. Dao có kích thước dài 42 cm, rộng: 4 cm. Dao gồm 2 phần: Chuôi bằng gỗ vót tròn nhẵn. Lưỡi dao dày, thuôn nhọn về phía mũi dao. Giữa chuôi dao và lưỡi dao được ốp chặt bằng một lá sắt mỏng .
- Nồi đồng: của ông Triệu Văn Bật cố nông ở Lạng Sơn, Ông đã dùng nồi để nấu cơm trong sinh hoạt hàng ngày . Nồi có kích thước đường kính miệng 16 cm, đường kính đáy 24 cm. Nồi gồm 2 phần: Miệng tròn có đường kính 16 cm, cao 5 cm. Thân: có hình nón cụt cao 8cm (thuôn dần xuống dưới). Đáy hơi lồi.
- Thuổng: của ông Nguyễn Văn Thạch cố nông dân tộc kinh ở Thượng Cường - Bằng Mạc, dùng để đào củ mài, củ bấu và măng rừng về nuôi sống gia đình. Thuổng có kích thước: dài 18,5 cm. Thuổng bằng sắt. Lưỡi thuổng bằng, thân uốn cong hình vòng cung, phần trên cuốn tròn khít vào nhau làm lỗ tra cán.
- Thuổng: của ông Lưu Văn Ho ở xã Gia Cát đã dùng để đào củ mài. Thuổng có kích thước: dài 13,5 cm, rộng: 4,5 cm. Thuổng bằng sắt, lưỡi bằng, thân lưỡi uốn cong, cán có hình tròn, dùng để làm lỗ tra cán.
- Chậu thau của ông Hoàng Văn Năm cố nông dân tộc Nùng ở xã Vạn Linh, huyện Bằng Mạc, Lạng Sơn đã dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Chậu bằng chất liệu đồng, có kích thước: sâu 10cm, vành rộng 5cm, đường kính 26cm. Đáy chậu hình tròn, được trang trí bằng những lớp hoa văn khắc chìm. Chính giữa là 2 đường tròn đồng tâm với các đường tròn nhỏ chạy vòng quanh . tiếp đến là hình cánh hoa cách điệu. Vòng ngoài cùng cũng là hình các đường tròn nhỏ. Thành chậu gò nổi hình cánh hoa. Trên vành chậu là 2 hình hoa lá đối xứng nhau chạm kiểu mũi kim.