Chùa Sùng Nham.
Chùa Sùng Nham thuộc thôn Phổng, xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là ngôi chùa đã có từ lâu đời, mang trong mình nhiều giá trị văn hóa và lịch sử vùng đất, con người Vân Nham. Chùa nằm trên mỏm đồi tương đối cao tại trung tâm xã Vân Nham, diện tích khoảng 150m2, xung quanh 4 phía đều giáp khu vực nhà dân, phía trước của chùa là đường liên xã DT242.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), được sự đồng ý của Sở Văn hóa,Thể thao và Du Lịch, Ngày 14 -18/3/2024, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã thành lập đoàn công tác gồm 13 cán bộ, viên chức, người lao động do đồng chí Nông Đức Kiên – Bí thư chi bộ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh làm Trưởng đoàn đi tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Với chuyên đề về chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình quy mô, hiện đại nhất tỉnh Điện Biên đã trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ nhân dân trong tỉnh mà còn rất nhiều du khách trong và ngoài nước.Với hệ thống trưng bày tài liệu, hiện vật khoa học, logic, sinh động đã tái hiện lại những ngày tháng gian khổ, vất vả và nhiều hi sinh mất mát của quân và dân ta.
Phần trưng bày được bố trí ở tầng một của Bảo tàng với diện tích trưng bày rộng 1.250m2 với gần 1000 tài liệu, hiện vật (nhiều chất liệu), ảnh, bản đồ được đánh giá là một trưng bày hiện đại, được tổ chức khoa học và mỹ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đã phản ánh được những diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ. Phần trưng bày được sắp xếp theo trình tự thời gian, có sự đan xen với lớp trưng bày theo bộ sưu tập hiện vật. Lộ trình tham quan gồm không gian chung với 5 chủ đề, chia thành 5 phòng:
1. Sơ lược cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược;
2. Chiến dịch Điện Biên Phủ (âm mưu của Thực dân Pháp, chủ trương của ta, diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ);
3. Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với trong nước và thế giới;
4. Sự giúp đỡ của nhân dân thế giới trong chiến dịch Điện Biên Phủ
5. Tôn vinh.
Theo đó, các hiện vật trưng bày được đặt trong tủ kính, có bệ đỡ phủ nhung đỏ với hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu nhằm làm nổi bật hiện vật. Dưới mỗi hiện vật đều có chú thích đầy đủ các thông tin về hiện vật một cách ngắn gọn, xúc tích, làm nổi bật ý đồ của việc trưng bày hiện vật tại bối cảnh đó, không gian đó, để người xem thấy rằng mỗi hiện vật hoặc một nhóm hiện vật là một câu chuyện, là một giai đoạn lịch sử. Với những hiện vật gắn với những kỳ tích của cá nhân được đặt trang trọng tại những vị trí dễ nhìn, dễ quan sát và dễ giới thiệu, tuyên truyền cho khách tham quan ...
Tại mỗi không gian trưng bày, ngoài tài liệu, hiện vật là phối cảnh không gian bằng các mô hình người, vật, đồ vật, cây cối được làm giả. Có thể kể tới những không gian nổi bật như: phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận chuyển lương thực, phá đá mở đường, phần chủ trương của Đảng ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là những nội dung trưng bày quan trọng, sinh động đã cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chiến dịch, yếu tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng, cũng là một trong những kỳ tích của quân và dân ta trong chiến dịch. Bên cạnh những hiện vật, tài liệu, Bảo tàng đã sử dụng một khối ảnh tư liệu hết sức đa dạng trong trưng bày. Bên cạnh những bức ảnh tư liệu gốc được sao chụp lại, còn có rất nhiều ảnh tư liệu được khai thác từ các cơ quan lưu trữ, các nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Đây thực sự là nguồn tư liệu phong phú giúp người xem có cái nhìn đầy đủ hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ từ con mắt của những người Việt Nam mà còn dưới góc nhìn của báo chí, con người phương Tây trước, trong và sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại Bảo tàng còn dành hẳn một phòng trưng bày ảnh chân dung những chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. Đây là cách để trân trọng, tôn vinh và tri ân những anh hùng đã góp phần làm nên chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta.
Đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn được nghe giới thiệu những tài liệu, hiện vật quý về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Đặc biệt bức tranh tròn Panorama (tái hiện lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những bức tranh được vẽ liên hoàn trên tường trong cùng một không gian) đã tạo sự đổi mới, hấp dẫn, gây cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ đối với khách tham quan, đáp ứng nhu cầu tham quan nghiên cứu, học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn tham quan bức tranh Panorama - một tác phẩm nghệ thuật lớn nhất thế giới vẽ về đề tài chiến tranh
70 năm đã trôi qua, dù thời thời gian có làm mờ dấu chân người lính trên chiến trường năm xưa nhưng những tài liệu, hiện vật, câu chuyện kể gắn liền với các nhân chứng lịch sử tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi là nguồn tư liệu quý báu giúp người xem cảm nhận được tinh thần chiến đấu anh dũng quả cảm, bất khuất của các thế hệ cha ông để làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc 9 năm cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam.
Đoàn công tác Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác trưng bày tài liệu, hiện vật, công tác thuyết minh hướng dẫn khách tham quan... Sau chuyến công tác, với sự trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ về tài liệu, hiện vật của Bảo Tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề với chủ đề:“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại” tại phòng trưng bày Bảo Tàng tỉnh Lạng Sơn. Thời gian trưng bày từ đầu tháng 5 đến 30/5/2024.
Đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn tham quan Đền thờ liệt sỹ chiến trường Điện Biên Phủ
Đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn tham quan di tích Đồi A1
Bài viết: Lương Thúy Hồng
Nhằm tổng kết, đánh giá kết quả công tác năm 2023 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Chiều ngày 26/01/ 2024 Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành tổ chức Hội nghị CBVC-LĐ năm 2023. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phan Văn Hoà - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL, cùng toàn thể cán bộ viên chức, người lao động Bảo tàng.
Sáng ngày 05 tháng 01 năm 2024, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận bộ mẫu vật địa chất của tỉnh Lạng Sơn do Bảo tàng Địa chất bàn giao. Đại diện bên bàn giao đồng chí Trương Quang Quý – Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ và Bảo tàng địa chất. Đại diện bên tiếp nhận có đồng chí Phan Văn Hòa - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL. Đồng chí Nông Đức Kiên - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn. Cùng đại biểu khách mời đại diện các phòng ban, đơn vị của Sở VHTT&DL Lạng Sơn, Bảo tàng địa chất Hà Nội, Công viên địa chất Lạng Sơn.
Thực hiện Quyết định số 532-QĐ/ĐUK ngày 28/11/2023 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về việc kết nạp đảng viên; Ngày 28/12/2023 Chi bộ Bảo tàng tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng ưu tú Bùi Thị Thủy, viên chức Bảo tàng tỉnh.
Tối 17/11, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Ninh Bình đã diễn ra Lễ bế mạc Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống". Trong 5 ngày (13-17/11/2023), triển lãm đã giới thiệu đến nhân dân và du khách về không gian di sản văn hóa Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống thông qua các tư liệu, hiện vật và hơn 200 bức ảnh đẹp về di sản; khu trưng bày và bán sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực vùng miền… đến từ gian hàng của các tỉnh trong cả nước.
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 28
Tất cả 2857398