Hoá thạch răng người, răng động vật - di chỉ khảo cổ hang Pác Đây

Di chỉ cổ sinh hang Pác Đây, thôn Bản Vạc, xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng : là di chỉ cổ sinh có niên đại Hậu kỳ Cánh Tân (khoảng 114.000 năm cách ngày nay).  Tháng 6/2016 di chỉ cổ sinh hang Pác Đây được Viện Khảo cổ học, Ban Quản lý di tích và  Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn khai quật. Qua nghiên cứu các mảng trầm tích và hiện vật  thu thập được, kết quả phân loại bước đầu cho thấy quần cư động vật gồm các họ, loài thú cơ bản của vùng nhiệt đới – Á nhiệt đới, có đủ các loài tiêu biểu cho các di chỉ cổ sinh như họ Hươu Cevidae, họ Lợn Suidae, họ Trâu bò Bovida, chuột, nhím, tê giác, lợn lòi, Hổ, Báo, Lợn rừng, Gấu, Voi răng kiếm, đười ươi, vượn… Ngoài những mẫu răng động vật, tại hang Pác Đây còn tìm thấy 02 răng người vượn. Tuy chưa thể khẳng định về địa tầng và niên đại của mẫu răng người này nhưng đây cũng là một di chỉ cổ sinh hiếm hoi tìm thấy răng người ở Việt Nam. Hang Pác Đây là di chỉ mới được phát hiện, khai quật lần đầu và đều còn khả năng tiếp tục tiến hành khai quật, lấy mẫu phục vụ các nghiên cứu trong tương lai. Di chỉ này đã đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực cổ nhân, cổ sinh và môi trường không chỉ ở Lạng Sơn mà còn sẽ rất hữu ích cho nghiên cứu so sánh với các di chỉ khác trong khu vực Đông Nam Á.

Trang tin điện tử Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn - Hoá thạch răng người, răng động vật - di chỉ khảo cổ hang Pác Đây - QR Code Friendly

Giờ tham quan

+ Sáng 7h30 – 11h30

+ Chiều 13h30 – 17h

Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)

Thống kê truy cập

Hôm nay 19

Tất cả 2857389

Videos

Liên kết website