Lạng Sơn – miền địa đầu Tổ Quốc là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ải Chi Lăng, động Nhị - Tam Thanh – Núi Tô Thị, thành Nhà Mạc; chùa Tiên – giếng Tiên… Song song với các hệ thống di sản văn hóa vật thể đó, Lạng Sơn còn chứa đựng một kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa Xứ Lạng. Trong đó phải kể đến các phong tục tập quán, lễ nghi, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tiếng nói chữ viết… của cộng đồng dân tộc các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao, Sán Chay... Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế, hội nhập quốc tế, khoa học kỹ thuật phát triển các phương tiện nghe, nhìn ngày càng hiện đại và phổ biến ở nhiều vùng miền, nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của một số dân tộc đang dần bị mai một, lãng quên.
Tháng 5/2018 Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn sưu tầm bổ sung một chiếc xẻng đá lớn. Chiếc xẻng này do ông Lê Anh Thương (số nhà 57, khối Trần Đăng Ninh, thị trấn Bắc Sơn) phát hiện ở độ sâu khoảng 1,5 m trong khi xúc đất đào móng nhà.
Nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2018). Công đoàn Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức chuyến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Cao Bằng.
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung, công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa nói riêng là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích bằng hệ quan điểm, chủ trương, đường lối, bằng hệ thống pháp luật, bộ máy của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa theo các đặc trưng, mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khách quan của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, cũng như từng vùng, miền, không gian văn hóa – xã hội nhất định.
Từ ngày 13 đến ngày 15/7/2018 Cục Di sản văn hóa đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tổ chức chương trình Hội thảo - Tập huấn của Ngành Di sản văn hóa tại hội trường Khách sạn Trung Xuân, TP Lạng Sơn.
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn được thành lập ngày 24/6/1993 theo Quyết định số 441/QĐ-UB của UBND tỉnh Lạng Sơn. Sự ra đời của Bảo tàng Lạng Sơn là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh. Phát triển từ nền tảng của một phòng chức năng thuộc Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao, khi mới thành lập đơn vị có tên gọi Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn hoạt động trên cả hai lĩnh vực: Bảo tàng và bảo tồn di tích; với tổng số 16 cán bộ, viên chức được tổ chức thành 4 phòng, ban: Hành chính, Nghiệp vụ, Kiểm kê bảo quản, Ban quản lý di tích. Tháng 9/2009, Ban quản lý di dích tách riêng thành đơn vị độc lập, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn được tổ chức lại với tên gọi mới là Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn. Tháng 4/2018, thực hiện chủ trương của Tỉnh về sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Bảo tàng tỉnh tiếp tục được tổ chức lại (theo Quyết định số 671/QĐ-UBND, ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn) trên cơ sở giữ nguyên tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Bảo tàng tỉnh và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý bảo tồn di tích, cùng 10 biên chế của Ban quản lý di tích tỉnh sau khi giải thể. Hiện nay, Bảo tàng tỉnhlà một trong 07 đơn vị trực thuộc của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn có chức năng: giáo dục truyền thống; gìn giữ và phát huy giá trị di vật lịch sử tự nhiên và xã hội của tỉnh thông qua hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền. Thực hiện quản lý, hướng dẫn hoạt động trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 0
Tất cả 2857441