Được sự đồng ý của UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng, trong hai ngày 27, 28/10/2022, đoàn chuyên gia Viện Khảo cổ học (Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) gồm Th.s Nguyễn Anh Tuấn – cán bộ phòng Nghiên cứu Con người và môi trường cổ, GS. Jeffrey Hugh Schwartz (trường Đại học Pittsburgh, Mỹ), TS Julienlouys (Trường Đại học Griffth, Úc) đã đến Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu hóa thạch động vật ở hang Cốc Mười và hang Pác Đây hiện đang lưu giữ tại đây.
Hai sưu tập hiện vật trên đây gồm 1690 hiện vật được hình thành trong quá trình phối hợp thám sát, khai quật hang Cốc Mười (xã Tri Phương, huyện Tràng Định, năm 2013) và hang Pác Đây (xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng, năm 2016) giữa Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn và Viện Khảo cổ học. Sau khi kết thúc khai quật, các nhà khoa học thuộc các trường đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học của Mỹ, Pháp, Úc đã nhiều lần đến Lạng Sơn để nghiên cứu các di vật này. Đây là hai sưu tập hiện vật rất phong phú, bao gồm hóa thạch của nhiều loài động vật giai đoạn Hậu kỳ Cánh tân như đười ươi, voi răng kiếm, voi châu Á, răng tê giác, hươu/nai, trâu/bò, nhím, lợn rừng, gấu ngựa… Trong đợt công tác này, nhóm các nhà khoa học Mỹ, Úc, Việt Nam đã tập trung nghiên cứu các mẫu răng Pongo (đười ươi). Bằng phương pháp nghiên cứu trực quan và phân tích mẫu, sẽ góp phần từng bước làm sáng tỏ nhằm các vấn đề về môi trường cổ, sự phát triển của loài người ở Việt Nam.
Một số hình ảnh đoàn chuyên gia làm việc tại Bảo tàng :
Tin và ảnh: Chu Quế Ngân – Dương Thùy Linh