Các chuyên gia Viện Cổ sinh vật học Liên Bang Nga trao đổi tại hang Kéo Lèng.
Di chỉ cổ sinh Thẩm Khuyên, có niên đại 475.000 năm cách ngày nay thuộc khung niên đại của một số ít di tích sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam. Di chỉ cổ sinh Thẩm Hai có niên đại 250.000 cách ngày nay thuộc vào thời kỳ muộn Trung Kỳ cách Tân. Các di chỉ trên những năm trước đây đã được các cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu nhiều lần về địa chất, cổ nhân, khảo cổ học …
Trong chuyến nghiên cứu lần này tại Di chỉ cổ sinh Thẩm Khuyên, Thẩm Hai. Các chuyên gia Viện Cổ sinh vật học Liên Bang Nga, cán bộ của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga chủ yếu nghiên cứu, phân tích các mẫu đất tại các lớp trong quá trình đào hố khai quật trên nền hang và các lớp trầm tích ở vách hang.Sàng lọc tìm kiếm thu thập các mẫu thực vật, xương răng động vật, vỏ ốc các loại.
Kết quả đoàn thu thập được: 01 mẫu trầm tích chứa răng động vật, 150 mẫu răng, xương động vật các loại, vỏ ốc các loại và rất nhiều mảnh xương nhỏ chưa xác định được loài. Tất cả các mẫu xương, răng trên được đoàn đưa về nghiên cứu, phân tích, đánh giá tại Viện sinh thái nhiệt đới Việt – Nga. Sau đó tiếp tục đưa sang Nga nghiên cứu sâu hơn. Nhằm làm sáng tỏ về môi trường cổ sinh vật tại Di chỉ cổ sinh Thẩm Khuyên, Thẩm Hai.
Một số hình ảnh các chuyên gia Viện Cổ sinh vật học Liên Bang Nga nghiên cứu, đánh giá các lớp trầm tích trên vách hang Thẩm Hai
Các chuyên gia Viện Cổ sinh vật học Liên Bang Nga đào hố thám sát trên nền hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai nghiên cứu, phân tích, sàng lọc tìm các mẫu thực vật, xương, răng động vật tại các lớp trầm tích.
Nguyễn Thế Vĩnh