Tới dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Cường – GĐ Bảo tàng lịch sử Quốc gia, đồng chí Hồ Tiến Thiệu – Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh và các đồng chí lãnh đạo đại diện các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan hội, lực lượng vũ trang của tỉnh và Thành phố Lạng Sơn.
Toàn cảnh lễ khai mạc
Phát biểu khai mạc triển lãm, đồng chí Phan Văn Hòa Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giới thiệu khái quát về loại hình Cổ vật – một di sản văn hóa quý giá của tỉnh có giá trị lớn lao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật
Đ/c Phan Văn Hòa – PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn phát biểu khai mạc triển lãm
Nội dung Triển lãm gồm 3 phần:
Phần 1: Cổ vật thời tiền sử, sơ sử: Trưng bày hình ảnh các di vật khảo cổ tiêu biểu, đặc sắc thuộc các nền văn hóa tiền sử: Bắc Sơn, Mai Pha,Đông Sơn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Gắn liền với các di vật là các di tích đã được điều tra, nghiên cứu, thám sát và khai quật trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.
Cắt băng khai mạc
Phần 2: Cổ vật 10 thế kỷ đầu Công nguyên: Giới thiệu các cổ vật có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ X của Việt Nam và Trung Quốc trong các sưu tập của Bảo tàng tỉnh. Số hiện vật này bao gồm Đồ đồng thời Đông Hán, Tiền đồng, Gốm sứ thời Đường, Tống của Trung Quốc... Đặc biệt là trưng bày đồng tiền đầu tiên của Việt Nam - Tiền “Thái Bình Hưng Bảo” của nhà Đinh
Đ/c Hồ Tiến Thiệu – Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh tham quan gian trưng bày
Phần 3: Cổ vật qua các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX: Trưng bày, giới thiệu các sưu tập cổ vật gốm sứ, đồ thờ, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí chiến đấu, tiền xu cổ....theo các giai đoạn Lý, Trần, Lê, Nguyễn và cổ vật Trung Quốc từ đời Tống đến đời Thanh. Bên cạnh đó Bảo tàng còn trưng bày một số hình ảnh giới thiệu đến công chúng về công tác nghiên cứu, sưu tầm, tiếp nhận cổ vật của đơn vị trong những năm qua.
Gian Thư pháp thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách tham quan
Với gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật chọn lọc tiêu biểu, triển lãm giúp người xem hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn gốc, đặc diểm của cổ vật. Những nỗ lực của các ngành chức năng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo vệ Cổ vật ở vùng biên giới Lạng Sơn. Từ đó khơi dậy lòng tự hào, ý thức trân trọng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Văn hóa của địa phương.
Lương Thúy Hồng