Háp Lỳ Được đan bằng tre, dài 22cm, rộng 7cm, cao 7cm , gồm 2 phần:
Phần thân: có hình tròn dài như hình chữ nhật, nắp khớp với miệng thân, 4 góc đáy, nắp bắt vuông góc, bên ngoài quét sơn màu vàng, đường viền miệng, nền nắp và giữa thân được trang trí bằng các hình vuông đỏ đen.
Đây là hiện vật của gia đình bà Mông Thị Thơm, thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc sử dụng đựng con bông xe sợi từ những năm 1981. Ngày 2/12/2019 gia đình bà đã tặng lại cho Bảo tàng tỉnh
Còm lót được chế tạo bằng tre, thân và miệng hình tròn, đáy và mặt trên của nắp được bắt vuông góc. Toàn thân sơn màu vàng được trang trí bằng các ô vuông và gạch chéo sơn màu đỏ đen, bên trong sơn màu vàng.
Đường kính miêng 8cm, Cao 11cm, đường kính thân 13cm
Đây là hiện vật của gia đình bà Mông Thị Thơm, thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc sử dụng đựng kim, chỉ thêu từ những năm 1981. Ngày 2/12/2019 gia đình bà đã tặng lại cho Bảo tàng tỉnh
Vào những dịp nghỉ ngơi, lễ tết, đồng bào dân tộc Lạng Sơn thường có một trò chơi độc đáo – đánh Sảng. Với trò chơi này, từ thanh niên đến thiếu nhi có thể chơi cả ngày trên các sân bãi quanh xóm. Thông qua trò chơi, mọi người gần gũi nhau hơn, cùng nhau tranh tài bằng sự khéo léo từ đôi bàn tay
Chiếc Sảng của người dân tộc Nùng Lạng Sơn được làm từ loại gỗ cứng, đẽo tròn, đầu dưới thu nhỏ dần thành nhọn, đầu trên thắt thành vai và để nhỏ một đoạn ngắn 2cm như chiếc nắp tích pha trà để làm nơi quấn dây.
Khi chơi đánh sảng, khu đất được chọn phải bằng phẳng. Người chơi thường dùng dây mềm như vải, dây sợi bông, dây sợi gai, dây sợi đay… khá chắc,khi chơi quấn vào phần trên hay phần dưới của chiếc sảng sau đó văng mạnh xuống vị trí đất đã định. Khi văng con sảng, dây được đồng thời kéo mạnh ngược trở lại, tạo lực cho sảng quay tít dưới mặt đất.
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 63
Tất cả 2856890