Vào những dịp nghỉ ngơi, lễ tết, đồng bào dân tộc Lạng Sơn thường có một trò chơi độc đáo – đánh Sảng. Với trò chơi này, từ thanh niên đến thiếu nhi có thể chơi cả ngày trên các sân bãi quanh xóm. Thông qua trò chơi, mọi người gần gũi nhau hơn, cùng nhau tranh tài bằng sự khéo léo từ đôi bàn tay
Chiếc Sảng của người dân tộc Nùng Lạng Sơn được làm từ loại gỗ cứng, đẽo tròn, đầu dưới thu nhỏ dần thành nhọn, đầu trên thắt thành vai và để nhỏ một đoạn ngắn 2cm như chiếc nắp tích pha trà để làm nơi quấn dây.
Khi chơi đánh sảng, khu đất được chọn phải bằng phẳng. Người chơi thường dùng dây mềm như vải, dây sợi bông, dây sợi gai, dây sợi đay… khá chắc,khi chơi quấn vào phần trên hay phần dưới của chiếc sảng sau đó văng mạnh xuống vị trí đất đã định. Khi văng con sảng, dây được đồng thời kéo mạnh ngược trở lại, tạo lực cho sảng quay tít dưới mặt đất.
Trang phục thầy cúng được cắt khâu đặc biệt hơn người thường. Thầy cúng được coi là người liên lạc giữa thể giới âm và dương nên họ rất được coi trọng trong xã hội.Trang phục của họ không đơn thuần để mặc mà còn có ý nghĩa tâm linh, nó như cầu nối, phương tiện để thầy cúng liên lạc giữa hai thế giới âm dương. Mỗi thầy cúng người Dao có 3 bộ trang phục khác nhau, mỗi bộ mặc trong từng trường đoạn cúng hoặc trong từng trường hợp khi làm lễ.
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 3
Tất cả 2858856