Giỏ tre của cụ Hứa Điềm Oanh ( Bản Ngoã, Xuất lễ - Cao Lộc), cụ đã dùng giỏ đựng cơm tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật ở phía sau xóm (có đ/c Hoàng Tân, Nguyên Hà) năm 1947 - 1950.
Giỏ có dạng hình ống, đan thủ công theo kiểu đan cót, đáy bằng được bắt hơi vuông góc, phần trên cạp giỏ đã bị hỏng, giỏ có màu nâu nhạt. Giỏ cao 25cm, đường kính đáy 12cm
Chiếc kìm của đơn vị E 174 (đơn vị tham gia đánh trận Đông khê năm 1950), đơn vị đã dùng chiếc kìm để cắt dây kẽm của địch nhiều năm trong kháng chiến chống Pháp.
Kìm được làm bằng thép có màu nâu, đen. Kìm có 2 phần , phần trên là là lưỡi dùng để kẹp, cắt, phần dưới là 2 cán, một bên cán bằng gỗ tròn dài, 1 cán bị mất chuôi gỗ, chỉ còn sắt nhọn.. Kìm có kích thước 39cm x 4 cm
Bi đông là kỷ vật chiến trường của ông Hoàng Kim Tân bộ đội kháng chiến chống Pháp (1946-1954) thuộc đơn vị C305-E675-F312 đã sử dụng trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tại chiến trường Điện Biên Phủ.
- Bi đông dùng để đựng nước, có hình bầu dục, làm bằng hợp kim có màu xám bạc và đen, giữa thân bi đông phình to thu nhỏ dần phía đáy và cổ, cổ có 3 đường gờ để vặn nắp. Bên ngoài phần giữa thân bi đông quấn quanh một dây dù to bản. Bi đông có kích thước: Cao 17cm, đường kính miệng 2,5cm; đường kính đáy 13,5cm
- Tông đơ cắt tóc là chiến lợi phẩm của ông Hoàng Kim Tân ( đơn vị C305, E675, F312) thu được của quân Pháp trong trận đánh đồi A1 (chiến dịch Điện Biên Phủ). Ông Hoàng Kim Tân đã sử dụng để cắt tóc cho đồng đội và người thân. Tông đơ được chế tác bằng sắt có hình giống như chiếc kìm, mầu nâu. Đầu tăng đơ có lưỡi cắt hình chiếc lược. Tông đơ có kích thước 9,5cm x15cm
Búa, cưa trong bộ đồ lò rèn của ông Vi Kiến Xương và Tô Vương Nguyên ở bản Ranh (Xuất Lễ, Cao Lộc) đã dùng sửa chữa vũ khí cho bộ đội ta và Hồng quân Trung Quốc từ 1947 -1950.
1. Búa có phần cán và lưỡi tạo thành hình chữ L, lưỡi vát được làm bằng thép, phần trên có lỗ để tra vào cán. Cán bằng gỗ hình tròn . Búa có 2 đầu, đầu bằng dùng để đóng đinh, đầu dẹt hay gọi là đầu vát dùng để bổ, đẽo. Búa có kích thước 10cm x 7cm x 5cm.
2. Cưa được làm bằng 2 thanh gỗ dài 39 cm và một lưỡi cưa sắt dài 20cm đặt song song với nhau đóng vào 2 thanh gỗ ngắn hơn theo hình chữ nhật.
Báo cáo số 054 do UBHCKC huyện Thoát Lãng gửi UBHCKC tỉnh Lạng Sơn thông báo tình hình phá hoại trên mặt trận đường số 4 từ ngày 30/07 đến 05/08/1948. Tài liệu đánh máy trên giấy Pơluya mỏng (bản giấy than), được trình bày gọn trong một trang giấy có kích thước 20,5x23cm. Cuối văn bản có chữ ký và con dấu vuông. Đây là hiện vật có ý nghĩa minh chứng cho thành tích của quân dân Lạng Sơn trên mặt trận đường số 4
Mệnh lệnh của Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn về việc không đi phu, đi lính làm việc cho Pháp.Mệnh lệnh được đánh máy trên giấy Pơ luya khổ 19 x 25 cm chữ màu giấy than ( xanh đen ). Kích thước : 19 x 25 cm. Nửa phần trên là nội dung chính của mệnh lệnh nửa dưới ghi ngày tháng, nơi gửi, ký tên và đóng dấu.
Tài liệu "Học báo" (tài liệu học tập của phụ nữ) của HLHPN Việt Nam ra số đầu tiên tháng 8/1948. Tài liệu gồm 6 trang in thường bằng mực đen, tài liệu gửi các chị em một chương trình học tập thống nhất trong toàn khu về “thi đua” với các nội dung như: lịch sử, địa dư, nữ công ... Tài liệu được in trên khổ giấy có kích thước 17x23,5cm
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 46
Tất cả 2857416