Đào tạo

Đào tạo

Thứ tư, 23 Tháng 8 2023 10:39

Đạn đá

Đạn đá dùng cho vũ khí chiến đấu thời Lê ( thế kỷ 17 – 18), được phát hiện tại huyện Chi Lăng. Đạn đá được chế tác bằng loại đá hạt thô vùng núi đá vôi,  có các kích cỡ khác nhau, bao gồm: cỡ to, cỡ vừa và cỡ nhỏ.

Đạn đá ( cỡ to) có dạng hình tròn nhưng lại được mài tạo nên 3 mặt phẳng : 1 mặt dày, 2 mặt phẳng ở 2 bên song song với nhau, vỏ ngoài xù xì, thô ráp, bị canxi hóa

Đạn đá ( cỡ vừa và cỡ nhỏ),  có hình tròn không đồng đều, đôi chỗ méo do chế tác bằng phương pháp thủ công; vỏ ngoài có màu trắng xám,  xù xì, thô ráp. Tuy nhiên có 2 viên đạn đá cỡ nhỏ được mài nhẵn. Kích thước của mỗi loại đạn đá ( cỡ vừa và cỡ nhỏ) tuy không đồng đều nhưng khá thống nhất về kích cỡ.

Thứ tư, 23 Tháng 8 2023 10:39

Súng thần công

Sưu tập vũ khí chiến đấu thời Lê (thế kỷ 15 – 17), được chế tác bằng hợp kim (đồng pha sắt),  gồm có: mũi tên ba cạnh, mũi giáo, mũi nhọn. Hiện vật  phát hiện tại hang Mắt Hổ, thôn Quán Thành, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

- Mũi tên ba cạnh, có màu đen xám, mũi nhọn. Đây là loại mũi tên 3 cạnh có trụ, có cánh, chuôi hình tròn, mặt cắt ngang thân hình tam giác, rìa cạnh thẳng.

- Mũi giáo, có màu nâu xám. Họng của giáo ngắn, lỗ họng hình bầu dục, lưỡi hình gần búp đa, giữa có sống nổi, mặt cắt ngang lưỡi hình thoi dẹt, đầu mũi nhọn.

- Mũi nhọn, có màu nâu đen. Mũi nhọn có  lỗ họng hình tròn, thuôn nhỏ dần về phía mũi, đầu mũi nhọn. Trên thân có một lỗ chốt nhỏ. 8 chiếc mũi nhọn có hình dáng thống nhất, chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ không đều.

Thứ tư, 23 Tháng 8 2023 10:38

Xẻng đá

Xẻng đá là loại hình di vật đặc sắc của Văn hóa hậu kỳ đá mới vùng cực nam Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, đảo Hải Nam. Các nhà khảo cổ học cho rằng, đó là công cụ sản xuất, đồng thời là vật dùng trong nghi lễ cầu mùa và tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp cổ. Những chiếc xẻng đá được phát hiện tại huyện Bình Gia, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (niên đại hậu kỳ đá mới 5000 – 4000 năm cách ngày nay). Tất cả đều được chế tác bằng đá phiến kết cấu hạt mềm, bên ngoài có màu trắng xám, mài nhẵn toàn thân.

Bốn chiếc xẻng đá có kích thước lớn: dài từ  30cm  đến 40cm; Rộng vai từ 16cm đến 24cm; dày từ 1,8cm đến 2,2 cm. Bốn chiếc xẻng đều có kiểu dáng tương đối giống nhau: có chuôi nhỏ và ngắn hình vuông, thân lượn cong hơi lõm và phình ra ở giữa. Từ đó thu lại tạo thành lưỡi cong tròn kiểu chữ U. Lưỡi xẻng khá dày, mài vát ở đầu, không sắc. Tuy nhiên 4 chiếc xẻng có sự khác nhau ở phần vai. Có 2 chiếc xẻng (ký hiệu BTLS 1464/2 và BTLS 1464/4) tại chuôi và vai có một đoạn ngắn vuông góc, tiếp đó là vai xuôi lượn hơi cong và thu lại thành một góc vuông, hai chiếc  xẻng đá này thuộc nhóm xẻng loại III. Hai chiếc còn lại (ký hiệu BTLS 1464/3 và BTLS 1801) có vai ngang vuông góc với chuôi, hai chiếc  xẻng đá này thuộc nhóm xẻng loại II.

Thứ tư, 23 Tháng 8 2023 10:38

Trống đồng

Thứ tư, 23 Tháng 8 2023 10:38

Mảnh tước

Thứ tư, 23 Tháng 8 2023 10:37

Rìu có vai

Giờ tham quan

+ Sáng 7h30 – 11h30

+ Chiều 13h30 – 17h

Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)

Thống kê truy cập

Hôm nay 58

Tất cả 2857428

Videos

Liên kết website