Bộ quần áo dân tộc đồng chí Hoàng Văn Thụ thường mặc trong thời gian hoạt động cách mạng tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Bộ quần áo được may bằng chất liệu vải mộc trắng, may theo kiểu quần áo của dân tộc Nùng. Áo rộng, cài khuy đồng nhỏ chéo ngực, áo có kích thước dài: 90 cm, rộng áo: 70 cm. Quần ngắn, kích thước dài: 73cm, có đáp cạp rộng 15 cm may theo kiểu quần lá toạ.
Áo Ba đơ xuy, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã mặc trong thời gian hoạt động cách mạng ở Lạng Sơn, năm 1934 – 1936. Áo được làm bằng chất liệu vải thô. Có kích thước: dài 105 cm, rộng: 70 cm, dài tay: 65 cm. Áo ba đờ xuy là áo khoác ngoài, có cổ bẻ, dài đến gần đầu gối. Áo may theo kiểu mở cúc và đơm bằng loại cúc nhựa trắng. Hai bên có 2 túi chéo.
Đạn chì dùng cho súng thần công và súng hỏa mai, được sử dụng trong chiến đấu thời kỳ cận đại ở Lạng Sơn cuối thể kỷ 19, Đạn được đúc bằng chất liệu chì, có màu xám đen, gồm 3 kích cỡ khác nhau: + Loại thứ nhất có đường kính :2,5cm. + Loại thứ hai có đường kính: 1,5cm. + Loại thứ ba, đường kính: 1cm. Tuy kích thước của những viên đạn to nhỏ khác nhau nhưng hình dáng của tất cả những viên đạn này đều thống nhất: hình tròn, có gờ nổi chính giữa, chia viên đạn làm 2 nửa bằng nhau, đây là dấu vết của khuôn đúc theo phương thức thủ công. |
Súng thần công là vũ khí chiến đấu thời Nguyễn (năm 1832), đã được sử dụng phòng thủ Thành cổ Lạng Sơn. Súng làm bằng hợp kim sắt + gang. Súng dài 120cm, đường kính: 30cm. Súng có dạng hình trụ tròn, phình to ở đuôi và thon dần về miệng, miệng hơi loe; trên thân có các đường gờ nổi tròn dọc thân có dòng chữ “Minh Mệnh thập tam niên tạo" bằng chữ Hán.
Đồ dùng của gia đình nông thôn sống dưới chế độ thực dân phong kiến bao gồm: dao, nồi đồng, thuổng, chậu thau - Dao: của gia đình bà Lầm ở Thượng Cường -Bằng Mạc, Dao dùng để đi tìm lâm thổ sản. Dao có kích thước dài 42 cm, rộng: 4 cm. Dao gồm 2 phần: Chuôi bằng gỗ vót tròn nhẵn. Lưỡi dao dày, thuôn nhọn về phía mũi dao. Giữa chuôi dao và lưỡi dao được ốp chặt bằng một lá sắt mỏng . - Nồi đồng: của ông Triệu Văn Bật cố nông ở Lạng Sơn, Ông đã dùng nồi để nấu cơm trong sinh hoạt hàng ngày . Nồi có kích thước đường kính miệng 16 cm, đường kính đáy 24 cm. Nồi gồm 2 phần: Miệng tròn có đường kính 16 cm, cao 5 cm. Thân: có hình nón cụt cao 8cm (thuôn dần xuống dưới). Đáy hơi lồi. - Thuổng: của ông Nguyễn Văn Thạch cố nông dân tộc kinh ở Thượng Cường - Bằng Mạc, dùng để đào củ mài, củ bấu và măng rừng về nuôi sống gia đình. Thuổng có kích thước: dài 18,5 cm. Thuổng bằng sắt. Lưỡi thuổng bằng, thân uốn cong hình vòng cung, phần trên cuốn tròn khít vào nhau làm lỗ tra cán. - Thuổng: của ông Lưu Văn Ho ở xã Gia Cát đã dùng để đào củ mài. Thuổng có kích thước: dài 13,5 cm, rộng: 4,5 cm. Thuổng bằng sắt, lưỡi bằng, thân lưỡi uốn cong, cán có hình tròn, dùng để làm lỗ tra cán. - Chậu thau của ông Hoàng Văn Năm cố nông dân tộc Nùng ở xã Vạn Linh, huyện Bằng Mạc, Lạng Sơn đã dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Chậu bằng chất liệu đồng, có kích thước: sâu 10cm, vành rộng 5cm, đường kính 26cm. Đáy chậu hình tròn, được trang trí bằng những lớp hoa văn khắc chìm. Chính giữa là 2 đường tròn đồng tâm với các đường tròn nhỏ chạy vòng quanh . tiếp đến là hình cánh hoa cách điệu. Vòng ngoài cùng cũng là hình các đường tròn nhỏ. Thành chậu gò nổi hình cánh hoa. Trên vành chậu là 2 hình hoa lá đối xứng nhau chạm kiểu mũi kim. |
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 35
Tất cả 2857405