Hoá thạch răng động vật - di chỉ khảo cổ hang Cốc Mười

  Di chỉ cổ sinh hang Cốc Mười (hang Bãi Đá), thôn Lũng Phầy, xã Chí Minh, huyện Tràng Định: là di chỉ cổ sinh có niên đại Hậu kỳ Cánh Tân (khoảng 114.000 năm cách ngày nay). Di chỉ được khảo sát vào năm 2011,2012, đến tháng 8/  2013, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn và các chuyên gia nghiên cứu cổ sinh, địa chất đến từ Pháp và Úc đã tổ chức khai quật chính thức di chỉ cổ sinh hang Cốc Mười. Kết quả khảo sát và khai quật đã tìm thấy lượng trầm tích chứa hóa thạch lớn, qua phân loại cho thấy quần động vật đa dạng, có nhiều thành phần loài, như: họ trâu bò Bovidae; họ hươu Cervidae; họ lợn Suidae; họ lợn vòi Tapiridae; họ tê giác Rhinocerotidae; họ voi Elephantidae; họ chồn Mustelidae; họ mèo Felidae; họ gấu Ursidae; họ nhím  Hystricidae; họ khỉ đuôi dài; với đủ các loài đặc trưng cho quần động vật thế Pleistocene như  răng đười ươi, răng gấu tre, răng voi răng kiếm… Đây là di chỉ cổ sinh rất có giá trị nghiên cứu với khối lượng lớn hóa thạch đã được khai quật. Tầng trầm tích chứa hóa thạch còn lại trong hang được bảo tồn khá nguyên vẹn, các lớp trầm tích ít có sự xáo trộn, do vậy đặc điểm cấu trúc trầm tích ở đây rất có giá trị trong nghiên cứu so sánh với các di chỉ cổ sinh khác ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và sẽ là một mắt xích quan trọng trong nghiên cứu cổ sinh cổ môi trường trong khu vực Đông Nam Á – Nam Trung Hoa trong giai đoạn Pleistocene muộn.

Trang tin điện tử Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn - Hoá thạch răng động vật - di chỉ khảo cổ hang Cốc Mười - QR Code Friendly

Giờ tham quan

+ Sáng 7h30 – 11h30

+ Chiều 13h30 – 17h

Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)

Thống kê truy cập

Hôm nay 44

Tất cả 2857414

Videos

Liên kết website