Di sản văn hóa

Di sản văn hóa (37)

Thứ tư, 27 Tháng 2 2019 03:46

LỄ HỘI ĐỀN VUA LÊ

Lễ hội đền vua Lê diễn ra vào ngày 23 tháng giêng hàng năm, thuộc xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn là một lễ hội truyền thống mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Thứ năm, 21 Tháng 2 2019 04:17

LỄ HỘI LỒNG THỒNG LÀNG KHÒN LÈNG

Lễ hội xuống đồng làng Khòn Lèng được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, lễ hội Lồng Thồng – Hội xuống đồng làng Khòn Lèng, Phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn để cầu mùa, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà được no ấm, hạnh phúc, “quốc thái, dân an”…

Lễ hội Trò Ngô là lễ hội dân gian truyền thống, được tổ chức hai năm một lần vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, nhằm ôn lại truyền thống đánh giặc Ngô của nhân dân xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Thứ tư, 20 Tháng 2 2019 04:26

LỄ HỘI CHÙA TIÊN

Chùa Tiên nằm trong lòng núi Đại Tượng, thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Nhìn từ xa núi Đại Tượng như một con voi nằm phủ phục giữa cánh đồng Phia Luông xanh tốt. Nằm ngang lưng chừng núi là động Song Tiên - nơi có ngôi chùa cổ, linh thiêng. Nơi đây từ lâu đã trở thành một danh lam thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của Lạng Sơn. Trong dịp đầu năm mới, lễ hội Chùa Tiên là ngày hội văn hóa truyền thống đặc sắc được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất ở Lạng Sơn. Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng.

Thứ hai, 18 Tháng 2 2019 03:40

Lễ Hội Chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga nằm trên địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát huyện Cao Lộc, chùa nằm trên sườn đồi rộng thoải, mặt hướng ra đường Quốc lộ 4b và dòng sông Kỳ Cùng. Truyền thuyết kể rằng: Xưa lâu lắm thủa Người và Tiên thường gặp nhau trên trái đất.Tiên nữ thấy cảnh nhà trời cung đình nguy nga tráng lệ nhưng vô cùng tẻ nhạt, thường rủ nhau bay về nơi đây vui chơi. Thủa ấy ở nơi này rừng xanh tươi tốt có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn theo triền núi, nước trong xanh mát lành. Bầy Tiên nữ sau những giờ vui chơi đuổi chim bắt bướm trên núi thường rủ nhau xuống sông tắm mát. Đến chiều tà mới rủ nhau bay về thượng giới. Trong vùng núi này có một cụ bà sống độc thân thưng lên đây hái củi. một hôm giữa trưa nắng đẹp bà tựa lưng vào gốc cây đa hóng mát, bà thiu thiu ngủ bỗng tháy một bầy Tiên nữ bay lượn, múa hát trước khoảng rừng trước mặt ,có một nàng Tiên tiến tới nói với cụ rằng: “nơi đây đất lành, cảnh đẹp ta ở lại đây không về thượng giới nữa”. Nói đoạn Tiên nữ quấn giải lụa vào người bà. Cụ bà tỉnh dậy trong giấc mơ lành, vội về báo với dân làng. Dân làng luôn thấy Tiên bay về phía rừng đó, tin rằng Tiên ở lại, bèn cùng nhau góp công, góp của dựng miếu thờ Tiên. Với mong muốn Tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc. Sau này có nhiều tiền nhân, công thần, văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm bỏ tiền của xây miếu thờ Tiên, sau xây thành chùa thờ Tiên, thờ Phật gọi là chùa Bắc Nga, đặt tên chữ là “Tiên Nga Tự”.

Thứ hai, 18 Tháng 2 2019 02:55

Lễ Hội Chùa Tam Thanh

Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh, đây là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Di tích chùa Tam Thanh, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch thập phương. Trải qua sự thăng trầm của thời gian và lịch sử, di tích Tam Thanh nay vẫn giữ được nhiều dáng vẻ ban đầu, hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Chùa Tam Thanh gắn liền với danh thắng tượng đá nàng Tô Thị, đã đi vào câu ca dao muôn thuở. Tượng đá Nàng Tô thị đứng chếch trên sườn núi trước mặt là một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ ngàn xưa. Di tích Tam Thanh, ngoài ý nghĩa là một danh thắng, nó còn là một di tích tôn giáo tín ngưỡng (thờ Phật, Mẫu). Cùng với danh thắng Nhị Thanh, thành nhà Mạc, tượng đá nàng Tô thị, chùa Tam Giáo…Hang động chùa Tam Thanh xứng đáng là một trong những thắng cảnh của thị xã Lạng Sơn như danh nhân Ngô Thời Sĩ đã từng ca ngợi trong bài thơ “Trần doanh bát cảnh ”. Nằm trong một môi trường có bề day lịch sử và thẫm đẫm văn hóa dân gian truyền thống của một đô thị miền núi phía Bắc biên giới nước ta, lễ hội chùa Tam Thanh đã được hình thành và phát triển như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của địa phương. Theo thông lệ hàng năm cứ đên ngày rằm tháng giêng hàng năm, dân chúng Lạng Sơn lại mở hội chùa Tam Thanh.

Giờ tham quan

+ Sáng 7h30 – 11h30

+ Chiều 13h30 – 17h

Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)

Thống kê truy cập

Hôm nay 16

Tất cả 2857386

Videos

Liên kết website