Lễ hội lồng thồng Bản Chu xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia được tổ chức vào ngày 04 tháng Giêng Âm lịch là một trong những lễ hội với nghi lễ tín ngưỡng cầu Thành Hoàng và Thần Nông, cùng với các trò diễn dân gian đặc sắc và phong phú mang đặc trưng của vùng núi Việt Bắc và ảnh hưởng trò diễn trong giao lưu văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng trung du.
Lễ hội xuống đồng là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng đã có sức cuốn hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân thường diễn ra vào đầu năm mới để cùng hướng về cội nguồn, để cầu những điều tốt đẹp. Đến với mong ước cầu may, cầu bình an, cầu sức khoẻ; cầu: mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, no đủ, vạn vật sinh sôi ... Cũng như bao nơi trên miền quê Xứ Lạng, làng Thượng (xưa thuộc tổ Thuốc Sơn, châu Hữu Lũng, phủ Lạng Thương) nay thuộc hai thôn Xóm Ná và Cây Hồng- thị trấn Chi Lăng- huyện Chi Lăng- tỉnh Lạng Sơn là một vùng quê mang trong mình truyền thống kinh tế sản xuất nông nghiệp còn lưu truyền được nhiều tập quán xã hội mang nhiều nét văn hóa dân gian truyền thống mà lễ hội xuống đồng- " Đập đất" được tổ chức vào ngay những ngày đầu năm mới âm lịch (ngày mùng 4 tháng giêng) là một điển hình.
Lễ hội xuống đồng- "Đập đất" Làng Thượng được tổ chức liên thôn là dân của hai thôn
Lễ hội Bủng Kham (Bủng Kham là vũng nước lớn) xưa kia địa điểm này là Vũng nước lớn. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng hàng năm tại Bủng Kham thôn Nà Phái, xã Đại Đồng. Lễ hội đã có từ lâu đời, từ khi đã có các tộc người Tày - Nùng - Dao - Kinh,.. cùng nhau sinh sống trên mảnh đất này. Theo các cụ già thôn Nà Phái kể lại về truyền thuyết cái tên “Thất Khê” (tiếng Hán tức là "Bẩy dòng Suối") cùng hội tụ và đưa nguồn nước quí về cho mảnh đất này và có các vị Thần tiên, Thần Nông bảo vệ cho cuộc sống thường ngày và sản xuất nông nghiệp của nhân dân tại nơi đây. Để tưởng nhớ vị Thần Nông đã nuôi sống con người qua bao thế hệ, bà con trong thôn xã Đại Đồng hàng năm cứ đến mùa xuân lại tổ chức Lễ hội lồng thồng cúng Thần Nông, Thần Thổ địa và các vị Thần Tiên (các Nàng Tiên) để cầu mong cuộc sống bình an, sức khỏe, làm ăn thuận lợi mùa màng bội thu cho tất cả bà con nhân dân trong thôn xã.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, mảnh đất hội tụ và sinh tồn của 7 dân tộc anh em như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc ít người khác. Trong số các dân tộc cùng sinh sống thì dân tộc Tày, Nùng chiếm số lượng khá đông với khoảng gần 80% dân số, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh.
Lễ hội Phài Lừa là một lễ hội truyền thống vùng sông nước Bắc Giang, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội gắn liền với truyền thuyết liên quan đến tục thờ Thần Rắn, Thần Sông. Thần Rắn trong truyền thuyết, là con nuôi của ông bà đánh cá, đã giúp dân diệt thuồng luồng trên sông để cuộc sống yên bình. Dân làng nhớ ơn nên lập đình Ông thờ cha Thần Rắn, đình Bà thờ mẹ Thần Rắn và lập gian thờ nhỏ thờ Thần Rắn. Để ghi nhớ công ơn của Thần, cứ 3 năm 1 lần (năm nhuận), vào ngày 4 tháng Tư Âm lịch, thời điểm thần Rắn về thăm cha mẹ, dân làng lại long trọng tổ chức lễ hội Phài Lừa.
Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được phục dựng lại từ năm 1991, sau khi khánh thành việc tôn tạo lại đền Kỳ Cùng, thì việc tổ chức phục dựng lại lễ hội cũng được tiến hành. Đây là Lễ hội truyền thống giữa hai đền Kỳ Cùng và Tả Phủ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra trong 6 ngày ( từ 22 đến 27 tháng giêng âm lịch), đã trở thành đời sống văn hóa quan trọng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa...trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Lễ hội Kỳ Cùng – Tả phủ là sự gắn kết về các nghi thức tế lễ, rước kiệu và các trò chơi, diễn xướng dân gian đặc sắc của nhân dân các dân tộc thành phố Lạng Sơn. Đồng thời cũng là dịp để người dân tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn công đức của Quan lớn Tuần tranh và phó tướng Thân Công Tài là những người có công dẹp giặc, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân, là người có công trong việc mở mang phố chợ Kỳ lừa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ cùng với những lễ hội khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp và sức hấp dẫn của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
Giờ tham quan
+ Sáng 7h30 – 11h30
+ Chiều 13h30 – 17h
Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)
Hôm nay 29
Tất cả 2857399