Tin tức

Tin tức (359)

Ngày 9/11/2022, Ông Nông Đức Kiên – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã có cuộc gặp mặt Ts. Phạm Văn Ánh, hiện là Phó Viện trưởng Viện Văn học , Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học tại Hà Nội để  tìm hiểu và tiếp nhận bộ Linh Tiêm thất lạc gần 20 năm của Đền Bắc Lệ.

Được sự cho phép của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, trong ba ngày (từ mùng 2 đến mùng 4/10/2022), đoàn công tác của Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) gồm Th.s Nguyễn Anh Tuấn – cán bộ phòng Nghiên cứu Con người và môi trường cổ, TS. Anne - Marie  Bacon,  Trung  tâm  nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp đã đến Lạng Sơn nghiên cứu về di tích, di vật cổ sinh hang Pác Đây (xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng).

Tại Bảo tàng tỉnh, đoàn đã tiếp cận nghiên cứu di vật cổ sinh hang Pác Đây. Đây là một sưu tập hiện vật rất phong phú và giá trị gồm 389 mẫu hóa thạch răng người, răng các loài động vật thuộc giai đoạn Hậu kỳ Cánh tân như voi răng kiếm, voi châu Á, tê giác, đười ươi, gấu ngựa, gấu chó, vượn... Các hiện vật này do Bảo tàng tỉnh và Viện Khảo cổ học thu thập được trong quá trình khai quật hang Pác Đây năm 2016. Sau khi kết thúc khai quật, TS. Anne - Marie  Bacon đã nhiều lần đến Lạng Sơn nghiên cứu về địa tầng, trầm tích, các mẫu hóa thạch tìm được ở đây. Trong đợt công tác này, bên cạnh việc nghiên cứu, kiểm tra tổng thể các hóa thạch, đoàn tiếp tục lấy các mẫu trầm tích trên các vách hang của di chỉ để phục vụ công tác phân tích, xác định niên đại của di tích, bổ sung thông tin cho các công bố khoa học trong thời gian tới.

Những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ góp phần từng bước làm sáng tỏ các vấn đề về môi trường, hệ sinh thái cổ, quần động vật giai đoạn Hậu kỳ Cánh tân cùng sự phát triển của loài người ở giai đoạn sớm trên đất nước Việt Nam.   

1.1

TS. Anne - Marie  Bacon và Th.s Nguyễn Anh Tuấn nghiên cứu các mẫu hóa thạch tại kho Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn

1.2

Kiểm tra, đối chiếu các mẫu hóa thạch hang Pác Đây

1.3

Nghiên cứu, khảo sát tại hang Pác Đây, xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng

1.4

Nghiên cứu và lấy mẫu trầm tích trên vách hang Pác Đây

1.5

Kiểm tra, đối chiếu tư liệu tại hang Pác Đây

                                         Tin và ảnh: Chu Quế Ngân – Nguyễn Thế Vĩnh 

Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL, ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 117/KH - UBND, ngày 3/7/2019; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã có Kế hoạch số 69/KH - SVHTTDL, ngày 6/8/2019  về việc thực hiện "Đề án bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".

Chiều 3/11, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.

Hội thảo có sự tham gia của trên 100 khách mời, Ban tổ chức đã nhận được 30 bài tham luận của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, phòng văn hoá và thông tin, các nhà nghiên cứu. Trong đó, có 10 bài tham luận, 3 ý kiến đóng góp được trực tiếp trình bày tại Hội thảo qua đó góp phần làm rõ hơn về thực trạng, hạn chế, định hướng giải pháp về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu tập hợp hệ thống tư liệu và nghiên cứu, đánh giá giá trị, thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Một số hình ảnh hội thảo :

1

Ông Nguyễn Phúc Hà – Giám đốc Sở Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch phát biểu khai mạc hội thảo

2jpg

Toàn cảnh hội Thảo

3

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Dương Thị Thùy Linh

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng, trong hai ngày 27, 28/10/2022, đoàn chuyên gia Viện Khảo cổ học (Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) gồm Th.s Nguyễn Anh Tuấn – cán bộ phòng Nghiên cứu Con người và môi trường cổ, GS. Jeffrey Hugh Schwartz (trường Đại học Pittsburgh, Mỹ), TS Julienlouys (Trường Đại học Griffth, Úc) đã đến Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu hóa thạch động vật ở hang Cốc Mười và hang Pác Đây hiện đang lưu giữ tại đây.

Hai sưu tập hiện vật trên đây gồm 1690 hiện vật được hình thành trong quá trình phối hợp thám sát, khai quật hang Cốc Mười (xã Tri Phương, huyện Tràng Định, năm 2013) và hang Pác Đây (xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng, năm 2016) giữa Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn và Viện Khảo cổ học. Sau khi kết thúc khai quật, các nhà khoa học thuộc các trường đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học của Mỹ, Pháp, Úc đã nhiều lần đến Lạng Sơn để nghiên cứu các di vật này. Đây là hai sưu tập hiện vật rất phong phú, bao gồm hóa thạch của nhiều loài động vật giai đoạn Hậu kỳ Cánh tân như đười ươi, voi răng kiếm, voi châu Á, răng tê giác, hươu/nai, trâu/bò, nhím, lợn rừng, gấu ngựa… Trong đợt công tác này, nhóm các nhà khoa học Mỹ, Úc, Việt Nam đã tập trung nghiên cứu các mẫu răng Pongo (đười ươi). Bằng phương pháp nghiên cứu trực quan và phân tích mẫu, sẽ góp phần từng bước làm sáng tỏ nhằm các vấn đề về môi trường cổ, sự phát triển của loài người ở Việt Nam.    

Một số hình ảnh đoàn chuyên gia làm việc tại Bảo tàng :

IMG 6841

IMG 6809

z3835413612659 923ef789f01edef8083e7daaf7cfabe5

 

 

                                                                

                                         Tin và ảnh: Chu Quế Ngân – Dương Thùy Linh 

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Chiến thắng Chiến dịch Việt Bắc  Thu - Đông năm 1947; 72 năm giải phóng Lạng Sơn và 20 năm thành lập thành phố Lạng Sơn, Sáng ngày 14/10/2022 Bảo Tàng tỉnh khai mạc triển lãm chuyên đề "Đường số 4 rực lửa" nhằm ôn lại những dấu mốc lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 và  chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950 là một trong những sự kiện lịch sử có tầm chiến lược, tác động đến tiến trình cuộc cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi.

Giờ tham quan

+ Sáng 7h30 – 11h30

+ Chiều 13h30 – 17h

Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)

Thống kê truy cập

Hôm nay 100

Tất cả 2837280

Videos

Liên kết website