Thư viện hiện vật

  • All
    All
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Hiện vật dân tộc học
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Hiện vật khảo cổ
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Hiện vật lịch sử - Cách ...
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Hiện vật tiền cổ
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Hiện vật đồ gốm sứ
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Hiện vật đồ Kim loại
  • cache/resized/a50b5b1890cb2773e8924f2ae14c972f.jpg
    Thư viện hiện vật

Giờ tham quan

+ Sáng 7h30 – 11h30

+ Chiều 13h30 – 17h

Các ngày trong tuần
(tham quan ngày nghỉ lễ, T7, CN vui lòng liên hệ trước)

Videos

Thống kê truy cập

Hôm nay 106

Tất cả 2837286

Liên kết website


Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện (361)

Trong cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), thực hiện đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” do Đảng ta lãnh đạo, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Lộc Bình đã có những đóng góp quan trọng cùng với quân và dân tỉnh Lạng Sơn lập nên những chiến công vang dội trên mặt trận đường số 4, giải phóng biên giới, giải phóng Lạng Sơn năm 1950. Đóng góp quan trọng nhất của Đảng bộ quân và dân các dân tộc huyện Lộc Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp là đã xây dựng  được Khu căn cứ du kích Chi Lăng. Đây là một căn cứ kháng chiến vững chắc đã lập được nhiều thành tích vẻ vang, góp phần làm tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang của tấn công tiêu diệt địch trên tuyến mặt trận đường số 4 từ Lộc Bình tới Tiên Yên ( tỉnh Hải Ninh). Hoạt động đầy hiệu quả của Khu du kích Chi Lăng đã thể hiện được một khu du kích kiểu mẫu, một hậu cứ, một địa bàn chiến lược vừa tiến công vừa phòng thủ, xây dựng và bảo toàn lực lượng cho tiến hành kháng chiến lâu dài và khẳng định tính đúng đắn đường lối chiến tranh nhân dân ”Toàn dân, toàn diện” của Đảng ta.

Thứ tư, 13 Tháng 7 2016 03:34

Khai quật di chỉ khảo cổ Pác Đây

Từ ngày 4 đến ngày 10/7/2016, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Ban Quản lý di tích đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức khai quật lần thứ nhất di chỉ khảo cổ  Pác Đây (Bản Vạc, xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng) theo quyết định số 2273/QĐ-BVHTTDL, ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ phòng Nghiên cứu Con người và Môi trường cổ (Viện Khảo cổ học) chủ trì và phụ trách khai quật.

           Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 22/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2016).

Ngày 27-7-1947, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên ngày Thương binh Liệt sỹ được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc. Từ đó hàng năm cứ đến dịp này, Bác lại viết thư nhắc nhở về tổ chức ngày Thương binh Liệt sỹ sao cho thiết thực. Từ những lá thư đầu tiên cho đến Bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người luôn căn dặn đồng bào ta phải tỏ lòng hiếu nghĩa đối với thương binh, liệt sỹ.

Từ ngày 29/7 – 3/8/2016 Hội đồng khoa học của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành họp thẩm định các tài liệu, hiện vật của Cựu chiến binh, lực lượng Thanh niên Xung phong, Dân tộc học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được sưu tầm trong tháng 6/2016.

 

Nằm trong chương trình phối hợp công tác, vừa qua đoàn khảo sát của phòng nghiệp vụ - Bảo tàng tỉnh và phòng nghiên cứu Con người và Môi trường cổ - Viện khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành điền dã, khảo sát di chỉ Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng.